Rah Lan H’Nghí: Người "giữ lửa" dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chỉ là người dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) còn nhiệt tình truyền dạy cho các chị em trong buôn để cùng nhau góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình về dệt thổ cẩm.

z5948477371137-f4935a3985e437439f41331271e9dbc5-7288.jpg
Chị Rah Lan H'Nghí (bìa phải) hướng dẫn cách sáng tạo hoa văn trên thổ cẩm cho thành viên câu lạc bộ dệt thổ cẩm buôn Toát. Ảnh: R.H

Trò chuyện với chúng tôi, chị H’Nghí cho biết: Hồi nhỏ, mỗi lần theo dõi mẹ dệt bên khung cửi và phụ giúp mẹ tách, kéo sợi bông chị luôn được mẹ căn dặn: "Con gái Jrai phải dệt được thổ cẩm". Nghe lời mẹ, từ đó chị đã chăm chỉ học hỏi. Chỉ trong thời gian ngắn, chị biết dệt thổ cẩm và chủ yếu là tấm chăn đắp phục vụ nhu cầu của gia đình. Theo năm tháng, từ chỗ chỉ biết dệt cơ bản, bây giờ chị đã biết phối màu và sáng tạo thêm những hoa văn sắc sảo theo sở thích. Từ sản phẩm làm ra, chị còn bán để cải thiện thu nhập cho gia đình.

z5948523992957-60e1fba475a2b58b6d84a20dcf4a8de9-5374.jpg
Hiện nay, chị Rah Lan H'Nghí còn may đồng phục truyền thống để bán cho người dân địa phương. Ảnh: R.H

Theo chị H’Nghí, việc dệt thổ cẩm đòi hỏi phải có sự đam mê, kiên trì và khéo léo của người phụ nữ. Trước đây, người Jrai thường dệt thổ cẩm bằng cây bông. Ngày nay, các sản phẩm trên thị trường rất phổ biến nên việc dệt rất thuận lợi, nhanh chóng hơn. Thổ cẩm người Jrai có màu nền chủ đạo là đen. Để sản phẩm đẹp mắt, người dệt phải sáng tạo thêm hoa văn với màu sắc phù hợp, hài hòa với tấm nền thổ cẩm.

“Năm 11 tuổi, tôi được mẹ chỉ dạy nên biết dệt thổ cẩm, nhưng phải mất nhiều năm sau tôi mới biết thiết kế hoa văn truyền thống của dân tộc mình. Các hoa văn tôi làm chủ yếu là hình tam giác, sóng nước, cây hoa, đồ vật được thiết kế chạy dọc theo chiều dài tấm thổ cẩm. Để tạo hoa văn, các màu sắc của cuộn len phải được xử lý khéo léo trên tấm nền chủ đạo. Ngoài phối các cuộn len đa sắc, tôi còn kết hợp thêm dây kim tuyến cho sản phẩm sặc sỡ, đẹp mắt. Tôi tranh thủ buổi tối để dệt sản phẩm, còn ban ngày tôi đi làm rẫy. Do thời gian dệt vào buổi tối nên một tấm thổ cẩm phải mất một tuần, có khi cả tháng mới hoàn thành. Hiện nay, tôi còn may đồng phục truyền thống để bán cho người dân tại địa phương. Trong đó, riêng tấm vải thổ cẩm tôi bán 550 ngàn đồng, còn bộ đồng phục nam, nữ may sẵn tôi bán dao động 1,5-2 triệu đồng/bộ, trẻ em 200-500 ngàn đồng/bộ”-chị H’Nghí bộc bạch.

z5948486586629-24b624761a353b42047947a5c4063df1-3682.jpg
Các sản phẩm thổ cẩm của chị Rah Lan H'Nghí. Ảnh: R.H

Không chỉ giữ nghề, chị H’Nghí luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các chị em khác trong buôn về phương pháp, cách dệt thổ cẩm truyền thống. Chị Nay H’Tlốp (SN 1994, cùng buôn Toát) bày tỏ: "Hiện nay, các sản phẩm thổ cẩm ở chợ rất nhiều, giá thành rẻ nên đa số chị em không còn mặn mà với dệt thổ cẩm truyền thống. Chứng kiến nghề dệt đang dần mất đi, năm 2022, tôi bắt đầu học dệt thổ cẩm từ chị H’Nghí. Ban đầu, tôi dệt hay bị lỗi, các sản phẩm làm ra không đẹp nên nhiều lần phải làm đi làm lại mới được. Bây giờ, tôi đã biết dệt các sản phẩm thổ cẩm đơn giản, còn phần tạo hoa văn truyền thống tôi vẫn phải học thêm ở chị H’Nghí nhiều hơn nữa".

Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Thắng-Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Ia Rsươm-thông tin: Chị H’Nghí là người dệt thổ cẩm giỏi và có tiếng ở buôn Toát. Để lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống, tháng 7-2022, Hội liên hiệp Phụ nữ xã đã thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm buôn Toát với 15 thành viên. Tham gia câu lạc bộ ngoài trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, các thành viên tạo ra sản phẩm để bán tạo thêm thu nhập.

“Chị H’Nghí là chủ nhiệm Câu lạc bộ dệt thổ cẩm buôn Toát. Từ khi thành lập, chị đã tích cực truyền dạy dệt thổ cẩm và cùng với các thành viên kết nối bán sản phẩm”-bà Thắng cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.