Bà Siu H'Phưl-Người đưa sắc màu thổ cẩm vươn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 60 tuổi, bà Siu H'Phưl (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài may các sản phẩm từ chất liệu thổ cẩm để bán ra thị trường. Với cách làm này, bà không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc.

Giữa trưa nắng, bà H'Phưl vẫn ngồi bên hiên nhà cặm cụi may áo. Khuôn mặt bà lấm tấm mồ hôi. Như hiểu điều chúng tôi thắc mắc, bà phân trần: “Lúc sáng có khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh đặt may gấp 2 bộ quần áo đồng phục để mặc trong dịp đi du lịch sắp tới. Do đột xuất nên tôi phải tranh thủ may cả buổi trưa để kịp giao cho khách”.

Mỗi tháng, bà Siu H'Phưl nhận may và bán ra thị trường 130-150 sản phẩm thổ cẩm. Ảnh: N.H

Mỗi tháng, bà Siu H'Phưl nhận may và bán ra thị trường 130-150 sản phẩm thổ cẩm. Ảnh: N.H

Từ nhỏ, bà H'Phưl đã được mẹ truyền dạy kỹ thuật dệt thổ cẩm. Trong những lần tham gia các lễ hội của làng, thấy các bà, các mẹ duyên dáng trong trang phục thổ cẩm, bà càng yêu thích nghề dệt truyền thống.

“Năm 12 tuổi, tôi đã biết dệt những tấm thổ cẩm với hoa văn đơn giản. Lớn lên, tôi vẫn duy trì nghề để thỏa niềm đam mê. Đến năm 2022, nhận thấy chị em phụ nữ trong làng cũng có đam mê với nghề dệt nhưng sản phẩm làm ra ít bán được nên tôi nghĩ tới việc mua thổ cẩm của các hộ dân trong làng để may bán, vừa tạo thu nhập cho mình và chị em, vừa góp phần duy trì nghề dệt truyền thống”-bà H'Phưl trải lòng.

Giới thiệu với chúng tôi một số sản phẩm may từ thổ cẩm, bà H'Phưl cho biết: Trước đó, bà được chị gái hướng dẫn nên quyết định chuyển sang may các sản phẩm truyền thống.

Ban đầu, bà chỉ may các sản phẩm đơn giản. Sau đó, bà cách tân đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, gần 1 năm nay, bà còn nghiên cứu may thêm ba lô, mũ đội đầu, túi đựng điện thoại với nhiều kiểu dáng khác nhau.

Theo bà H'Phưl, khi may, bà chọn màu sắc và hoa văn phù hợp với độ tuổi và nghiên cứu cách phối màu hợp lý. Thời gian gần đây, bà còn đăng lên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo để quảng bá sản phẩm. Vì vậy, số lượng khách hàng ngày một nhiều hơn.

“Ngoài khách hàng trong tỉnh, tôi còn có nhiều khách hàng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhiều người nhập hàng sỉ về bán. Mỗi tháng, tôi bán 130-150 sản phẩm gồm áo, váy, khố, túi đựng điện thoại, ba lô, mũ. Cũng từ đây, nhiều người biết đến thổ cẩm do chị em phụ nữ làng Mrông Yố 1 làm ra”-bà H'Phưl tâm sự.

Bà Phưl (ngoài cùng bên phải) tự may các sản phẩm thổ cẩm cách tân để mình và con, cháu trong gia đình mặc. Ảnh: N.H

Bà Phưl (ngoài cùng bên phải) tự may các sản phẩm thổ cẩm cách tân để mình và con, cháu trong gia đình mặc. Ảnh: N.H

Khoác lên mình bộ váy cùng chiếc áo vét thổ cẩm do bà H'Phưl may, bà Rơ Châm Quyl (làng Mrông Yố 1) vui vẻ nói: “Áo, váy thổ cẩm do bà H'Phưl may vừa bền vừa đẹp. Vì thế, những khi làng có lễ hội, tôi thường tới đặt bà H'Phưl may”.

Còn bà Rơ Mah Et (cùng làng) bộc bạch: “Bà H'Phưl thường chỉ cho tôi cách dệt hoa văn. Dệt xong, bà H'Phưl lại nhận may quần áo nên gia đình có nhiều sản phẩm thổ cẩm cách tân đẹp để sử dụng mỗi lúc đi nhà thờ, tham gia lễ hội”.

Với lượng khách hàng ngày càng nhiều, bà H'Phưl mua các tấm thổ cẩm của người dân nhiều hơn, từ đó, tạo việc làm, thu nhập cho chị em phụ nữ trong làng. Bà Rơ Châm Vo (làng Mrông Yố 1) phấn khởi nói: “Mỗi tháng, tôi thu 4-5 triệu đồng từ việc dệt thổ cẩm bán cho bà H'Phưl”.

Còn anh A Trực (con rể bà H'Phưl) thì chia sẻ: “Từ khi bị tai nạn phải ngồi một chỗ, tôi nhận quảng bá sản phẩm thổ cẩm truyền thống cho mẹ H'Phưl trên Facebook”.

Trò chuyện với P.V, bà Rơ Châm H'Ken-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Ka-cho biết: Xã đã thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ dệt thổ cẩm với 117 thành viên. Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ, nhiều chị em được bồi đắp tình yêu đối với nghề dệt thổ cẩm, trong đó có sự đóng góp rất lớn của bà Siu H'Phưl.

Không chỉ thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho chị em, bà H'Phưl còn chịu khó tìm tòi, nghiên cứu may các sản phẩm thổ cẩm để bán ra thị trường. Với cách làm này, bà H'Phưl đã góp phần gìn giữ và phát huy nghề dệt truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.