Phụ nữ làng Pốt gìn giữ nghề dệt thổ cẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, phụ nữ làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài bên khung cửi tạo ra những sản phẩm váy, áo, khăn, khố đặc sắc và truyền dạy kỹ thuật nghề dệt thổ cẩm cho con cháu mình.

Đến làng Pốt, không khó bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ ngồi bên hiên nhà vừa trông cháu vừa ngồi vào khung cửi dệt chiếc khăn, váy áo, cái khố, bộ mền để tặng con, cháu mình. Bằng cách này, những phụ nữ lớn tuổi, thạo nghề, không chỉ thỏa niềm đam mê với khung cửi, sợi chỉ màu sắc, hoa văn phong phú mà còn lan tỏa tình yêu nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông cho thế hệ trẻ.

Bà Đinh Thị Lót (àng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) tự hào khoe tấm áo thổ cẩm với nhiều họa tiết, hoa văn đẹp tự tay bà dệt. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Đinh Thị Lót (àng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) tự hào khoe tấm áo thổ cẩm với nhiều họa tiết, hoa văn đẹp tự tay bà dệt. Ảnh: Ngọc Minh

Bà Đinh Thị Lót (SN 1949) cho biết: Bà có 3 người con trai và 2 người con gái. Những người con dâu, con gái đều biết nghề dệt thổ cẩm, nhưng do bận làm lụng phát triển kinh tế nên ít có thời gian để dệt. Hơn 3 năm nay, con gái út của bà sinh con đầu lòng, bà không đi làm nương rẫy nữa mà ở nhà trông cháu. Tranh thủ lúc cháu ngủ, bà lại ngồi vào khung cửi để dệt.

“Nghề dệt thổ cẩm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn và mất nhiều thời gian. Những sản phẩm không quá cầu kỳ như tấm vải địu con, mền, dây cột đầu dệt từ 5-15 ngày, còn váy áo phụ nữ, khố của đàn ông có nhiều họa tiết, hoa văn cầu kỳ phải dệt gần 1 tháng, thậm chí 2-3 tháng mới xong. Sản phẩm có nhiều hoa văn đồng đều, sắc sảo thì sản phẩm đó càng có giá trị”-bà Lót chia sẻ.

Gần 60 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm, bà Lót tạo ra nhiều sản phẩm bền đẹp có họa tiết, hoa văn độc đáo. Bà dành toàn bộ số sản phẩm dệt được để gia đình sử dụng, tặng cho con, cháu và người thân. “Đời sống mỗi ngày một hiện đại, trong khi đó lớp trẻ không mặn mà với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, theo thời gian nghề dệt thổ cẩm sẽ bị mai một ít nhiều. Tôi cố gắng dệt vài bộ tặng người thân coi như tấm lòng của người bà, người mẹ dành cho con cháu. Qua đó mong muốn lớp cháu con biết giữ gìn, trân quý nghề dệt thổ cẩm truyền thống ông cha”-bà Lót trải lòng.

Theo phong tục ông bà xưa, gia đình bà Đinh Thị Lót (bìa phải ở làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) thường trồng cây bông để chia cho người mất để sang thế giới bên kia tiếp tục nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Ngọc Minh

Theo phong tục ông bà xưa, gia đình bà Đinh Thị Lót (bìa phải ở làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) thường trồng cây bông để chia cho người mất để sang thế giới bên kia tiếp tục nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Ngọc Minh

Chỉ tay về cuối vườn nơi có những cây bông trồng xen trong đám bắp, bà Lót tâm sự: “Năm nay tôi 75 tuổi, ngồi dệt chừng 20 phút là lưng đau, tay chân nhức mỏi. Với kinh nghiệm, kỹ thuật học hỏi được tôi đã chỉ bảo, hướng dẫn cho các con và chị em trong làng. Mai này về với ông bà tôi cũng yên lòng. Theo phong tục của người Bahnar tại xã Song An, khi người chết là đàn ông hay đàn bà ngoài được chia ghè, nồi, chén, đĩa còn được chia một nhúm hạt bông để sang thế giới bên kia tiếp tục trồng bông, kéo sợi, dệt vải như cách nghĩ ông bà xưa trần sao âm vậy. Chính vì điều này mà cây bông luôn hiện hữu trong vườn và nghề dệt thổ cẩm sẽ được lưu truyền mãi cho thế hệ mai sau”.

Chị Định Thị Nhớp (bìa trái, làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) học hỏi cách dệt hoa văn khó từ các chị trong làng. Ảnh: Ngọc Minh

Chị Định Thị Nhớp (bìa trái, làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê) học hỏi cách dệt hoa văn khó từ các chị trong làng. Ảnh: Ngọc Minh

Từ nhỏ, chị Định Thị Nhớp được bà ngoại và mẹ dạy: Con gái phải biết nghề dệt thổ cẩm, sau còn dệt váy, áo cho mình, cho chồng, cho con. Vì thế, mỗi lần thấy mẹ dệt thổ cẩm, chị thường chăm chú đứng xem, học lỏm. Được bà và mẹ tận tình chỉ bảo, cộng với sự chịu khó tìm tòi, học hỏi, năm 15 tuổi chị Nhớp đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật bật bông, kéo sợi, đưa thoi, luồn chỉ, dệt váy áo có hoa văn sặc sỡ, bắt mắt.

“Trước đây, các bà, các mẹ thường se sợi bông của cây bông và nhuộm màu từ các loại củ, quả vỏ, lá cây tự nhiên. Hiện nay, nguyên liệu tự nhiên khan hiếm, công đoạn tạo sợi truyền thống không còn thực hiện, thay vào đó chị em mua chỉ sợi, len màu về dệt. Chúng tôi thường dệt thổ cẩm vào những lúc nông nhàn, buổi tối; không ai bảo ai, tự ngồi vào khung cửi chăm chỉ dệt váy áo, khố, hoàn thiện một số công đoạn dở dang. Từ đó, nghề dệt thổ cẩm được lưu truyền qua bàn tay khéo léo của bao thế hệ phụ nữ trong làng”-chị Nhớp tự hào nói.

Tranh thủ những lúc nông nhàn, sớm tối, các bà, các mẹ ở làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê lại cần mẫn hướng dẫn con em mình dệt vải. Ảnh: Ngọc Minh

Tranh thủ những lúc nông nhàn, sớm tối, các bà, các mẹ ở làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê lại cần mẫn hướng dẫn con em mình dệt vải. Ảnh: Ngọc Minh

Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Pốt Đinh Thị Quế cho hay: Làng Pốt có hơn 110 hội viên, phụ nữ, trong đó 80% chị em biết nghề dệt thổ cẩm. Có được kết quả này là nhờ chính quyền địa phương, hội cấp trên, Chi bộ và Ban Nhân dân thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động dân làng gìn giữ và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp; khuyến khích người dân mặc trang phục truyền thống tại các sự kiện giao lưu văn hóa văn nghệ, dịp lễ, Tết, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, trong các lễ hội; khuyến khích hội viên phụ nữ duy trì, phát triển nghề dệt, tham gia các hội thi dệt thổ cẩm. “Thông qua các hoạt động này đã tạo điều kiện cho chị em, dân làng gìn giữ bản sắc văn hóa mà cha ông bao đời để lại”-chị Quế chia sẻ.

Mỗi dịp lễ hội, hội viên, phụ nữ làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê thường cho các con mặc trang phục truyền thống để lan tỏa tình yêu, trân quý nghề dệt thổ cẩm cuẩ cha ông. Ảnh: Ngọc Minh

Mỗi dịp lễ hội, hội viên, phụ nữ làng Pốt, xã Song An, thị xã An Khê thường cho các con mặc trang phục truyền thống để lan tỏa tình yêu, trân quý nghề dệt thổ cẩm cuẩ cha ông. Ảnh: Ngọc Minh

Xoay quanh vấn đề gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại làng Pốt, bà Đặng Thị Hiếu-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Song An cho biết: Xã có 5 thôn và 1 làng. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích các nghệ nhân, người dân thạo nghề dệt thổ cẩm truyền dạy cho thế hệ trẻ, nhất là con cháu trong gia đình; tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ làng Pốt tham gia các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm để từng bước nâng cao tay nghề cho chị em. Hàng năm, Hội cũng đăng ký tham gia các sự kiện văn hóa do thị xã tổ chức nhằm tạo cơ hội cho chị em giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm dệt vải.

“Năm 2023, làng Pốt tham gia ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số thị xã An Khê lần thứ I diễn ra tại làng Hòa Bình (xã Tú An), hội viên, phụ nữ đã giành giải nhất phần thi dệt thổ cẩm. Đây là niềm vui, tự hào không chỉ của chị em mà còn của xã, của bà con để tiếp tục duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm tại làng Pốt”-bà Hiếu thông tin.

Có thể bạn quan tâm

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

Pleiku: Sôi nổi chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”

(GLO)- Tối 31-12, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trung tâm Văn hóa- Thông tin và Thể thao phối hợp cùng Thành Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Pleiku tổ chức chương trình văn nghệ “Chào năm mới 2025”. Chương trình văn nghệ đã thu hút hơn 1.000 khán giả đến xem và cổ vũ.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.