Pờ Tó bảo tồn nghề dệt truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nhiều phụ nữ Bahnar ở xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại ngồi vào khung cửi để dệt nên những tấm thổ cẩm cho bản thân, gia đình và bán cho mọi người.

Từ nhỏ, các cô gái người Bahnar đã được bà và mẹ hướng dẫn làm quen với khung cửi. Khi muốn “bắt chồng”, các cô gái phải tự tay dệt những bộ váy áo thổ cẩm làm sính lễ. Người mẹ vào tuổi xế chiều cũng tự tay dệt tặng con gái 1 bộ đồ thổ cẩm khi đi lấy chồng như của hồi môn. Cứ như vậy, khung cửi trở thành vật báu truyền đời không thể thiếu trong từng nếp nhà sàn.

Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại đang làm cho nghề dệt truyền thống có nguy cơ thất truyền bởi những nghệ nhân ngày càng lớn tuổi trong khi lớp trẻ lại không mấy mặn mà. Trước thực tế đó, năm 2021, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Pờ Tó thành lập Tổ dệt thổ cẩm với 20 thành viên do chị Đinh Như-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 5 làm Tổ trưởng.

Sau 3 năm thành lập, tổ đã có 30 thành viên. Bên cạnh các bà, các mẹ đã ở tuổi lục tuần, tổ có khoảng 50% thành viên 14-30 tuổi. Miệt mài bên khung dệt, chị Đinh Pier chia sẻ: Nghề dệt đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, óc quan sát cũng như sự sáng tạo. Biết dệt đã khó, dệt được tấm thổ cẩm đẹp càng khó hơn. Bản thân chị được học từ bà, từ mẹ nên 15 tuổi đã có thể dệt thành thạo. Tuy nhiên, khi tham gia Tổ dệt thổ cẩm, chị học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm về trang trí họa tiết, làm nên nét riêng cho sản phẩm của bản thân.

“Mỗi sản phẩm thổ cẩm ra đời đều là đứa con tinh thần, chứa đựng tình cảm, tâm huyết của người dệt nên tôi luôn nhắc nhở con cháu trân trọng và giữ gìn từng chiếc váy, chiếc áo mặc trên người. Con gái tôi dự định xin gia nhập Tổ dệt thổ cẩm để cùng chị em học hỏi, mong muốn tự tay dệt được những trang phục thổ cẩm đẹp nhất cho người mình yêu thương”-chị Pier phấn khởi nói.

Chị Đinh Pier (bìa trái) luôn dành nhiều thời gian và tâm huyết để dệt nên những tấm thổ cẩm với hoa văn sắc sảo. Ảnh: V.C

Chị Đinh Pier (bìa trái) luôn dành nhiều thời gian và tâm huyết để dệt nên những tấm thổ cẩm với hoa văn sắc sảo. Ảnh: V.C

Sau 3 năm tham gia Tổ dệt thổ cẩm, chị Đinh Thị Núi đã tự dệt được những tấm thổ cẩm theo ý muốn. Tuy họa tiết còn đơn giản song với chị đây là sự nỗ lực không nhỏ. Chị Núi bộc bạch: “Nhìn những người thân trong gia đình khoác lên người trang phục thổ cẩm do chính tay mình dệt, tôi vô cùng hạnh phúc. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi nhờ các bà, các chị chỉ dạy thêm để nâng cao tay nghề để không chỉ dệt váy, áo phục vụ nhu cầu bản thân và gia đình mà còn có thể bán ra thị trường kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống”.

Chị Trần Thị Huyền Trang-Chủ tịch Hội LHPN xã Pờ Tó-cho hay: Tuy ở độ tuổi khác nhau, song các chị em trong tổ đều hào hứng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nhờ vậy, sản phẩm của chị em ngày càng phong phú, đa dạng. Bên cạnh những chiếc váy, áo truyền thống, chị em có thể tự tay dệt nhiều sản phẩm khác như: khăn, túi xách, ví…

Chính quyền địa phương có kế hoạch phát triển Tổ dệt thổ cẩm thành tổ hợp tác nhằm giúp chị em tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ công tác bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của dân tộc cũng như nâng tầm giá trị sản phẩm trên thị trường.

Chị em phụ nữ Bahnar trong Tổ dệt thổ cẩm chia sẻ kinh nghiệm để có thể dệt được những tấm thổ cẩm với hoa văn sắc sảo. Ảnh: Vũ Chi

Chị em phụ nữ Bahnar trong Tổ dệt thổ cẩm chia sẻ kinh nghiệm để có thể dệt được những tấm thổ cẩm với hoa văn sắc sảo. Ảnh: Vũ Chi

Chia sẻ về những biện pháp hỗ trợ Tổ dệt thổ cẩm xã Pờ Tó nói riêng và phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nói chung, bà Huỳnh Thị Ngọc Lan-Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Pa-thông tin: Hàng năm, Hội LHPN huyện đều tổ chức ngày hội kết nối-giao lưu sản phẩm khởi nghiệp, phiên chợ Tết an toàn giúp chị em quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng.

Năm 2023, Hội mở gian hàng trưng bày sản phẩm khởi nghiệp của chị em, trong đó có trưng bày nhiều sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Bahnar, Jrai. Chính quyền địa phương cũng có nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào tại chỗ. Hy vọng với sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của chị em, sản phẩm sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.