Phụ nữ Plei Tel A gìn giữ nghề dệt truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với mong muốn gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc Jrai, chị em phụ nữ làng Plei Tel A (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) giúp đỡ nhau về kinh nghiệm dệt thổ cẩm và truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Mặt trời đã đứng bóng nhưng bà Kpă H'Uyên vẫn cặm cụi bên khung cửi để hoàn thành chiếc áo cho khách. Bà H'Uyên cho biết, dù khách hàng của bà chủ yếu là người dân trong huyện nhưng số lượng khá nhiều. Vì vậy, hầu như ngày nào bà cũng tranh thủ dệt để kịp giao cho khách.

Hiện nay, bà H'Uyên (bên trái) là người dệt thổ cẩm giỏi nhất làng Plei Tel A. Ảnh: Nhật Hào

Hiện nay, bà H'Uyên (bên trái) là người dệt thổ cẩm giỏi nhất làng Plei Tel A. Ảnh: Nhật Hào

Cũng như bao người phụ nữ ở làng Plei Tel A, từ nhỏ, bà H'Uyên đã được mẹ chỉ cách dệt những tấm thổ cẩm đơn giản, lớn lên một chút thì chỉ cách dệt những đường nét hoa văn phức tạp hơn. Khi lập gia đình, bà thường xuyên dệt để tặng người thân nên tay nghề ngày càng nâng cao.

Để sản phẩm thổ cẩm của mình có những nét riêng biệt, bà duy trì việc trồng bông, lên rừng lấy một số loại cây để tạo màu và tăng độ bền cho sợi vải. Nhờ vậy, những tấm thổ cẩm do bà dệt ngày càng tinh xảo và được nhiều khách hàng gần xa đặt mua.

Theo bà H'Uyên, một tấm thổ cẩm đẹp phải có các loại hoa văn trang trí. Tuy nhiên, kỹ thuật tạo hoa văn trên thổ cẩm lại mất nhiều thời gian, đòi hỏi người dệt phải thật kiên trì và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Bởi vậy, khi biết nhiều phụ nữ trong làng không làm được điều này, bà đã không ngần ngại chỉ dạy cho từng người, đặc biệt là đối với lớp trẻ.

“Tôi rất muốn gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc nên những ai muốn học hỏi kỹ thuật dệt, tôi đều truyền đạt lại. Hiện nay, 3 đứa con gái của tôi cũng đã nắm vững kỹ thuật dệt các loại hoa văn tinh xảo”-bà H'Uyên bộc bạch.

Tương tự, bà Kpă H'Men cũng là người nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm. Bà H'Men biết dệt từ năm 18 tuổi nhưng những sản phẩm thổ cẩm của bà rất đơn giản, ít có hoa văn. Chính vì vậy, dù tuổi đã cao nhưng mỗi khi rảnh rỗi, bà lại tìm đến những người có tay nghề cao trong làng để học hỏi thêm.

“Dệt thổ cẩm khó nhất là khâu tạo hoa văn. Được chị em trong làng hướng dẫn, tôi đã biết dệt một vài hoa văn đơn giản và đang học hỏi thêm để dệt được những hoa văn sắc sảo hơn”-bà H'Men chia sẻ.

Nhờ chăm chỉ học hỏi, bà Kpă H'Búp cũng đã khá thành thạo về kỹ thuật dệt thổ cẩm. Bà chia sẻ: Được mẹ chỉ dạy, tôi biết dệt từ năm 15 tuổi. Tuy nhiên, từ khi tham gia tổ liên kết dệt thổ cẩm, tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nhất là cách đan hoặc dệt các hoa văn đẹp để trang trí chân váy, chân áo hoặc khố.

Mới đây, tôi cùng với chị em trong làng tham gia hội thi dệt thổ cẩm do UBND huyện tổ chức. Đây là cơ hội để mọi người học hỏi thêm kinh nghiệm dệt thổ cẩm từ chị em ở nhiều địa phương khác. Tại hội thi, chúng tôi đã giành được giải nhất và giải nhì, trong đó, bản thân tôi đạt giải nhất.

Sản phẩm thổ cẩm của phụ nữ làng Plei Tel A đã được trưng bày tại nhiều sự kiện văn hóa của tỉnh, huyện. Ảnh: N.H

Sản phẩm thổ cẩm của phụ nữ làng Plei Tel A đã được trưng bày tại nhiều sự kiện văn hóa của tỉnh, huyện. Ảnh: N.H

Trao đổi cùng P.V, bà Tạ Thị Lan-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Sol-cho biết: Tháng 3-2023, Hội LHPN xã đã thành lập Tổ liên kết dệt thổ cẩm làng Plei Tel A với 20 thành viên. Tuy ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng các thành viên rất phấn khởi và thường xuyên chỉ dạy nhau về kỹ thuật dệt. Hiện nay, hầu hết các thành viên đều đã dệt thành thạo, nhiều người còn dệt được những hoa văn khó, đẹp.

“Để giúp tổ hoạt động hiệu quả, Hội LHPN xã thường xuyên kết nối đưa các sản phẩm của chị em trong làng tham gia trưng bày tại các sự kiện văn hóa do tỉnh, huyện và xã tổ chức. Đến nay, nhiều thành viên đã thành thạo kỹ thuật dệt thổ cẩm và có thêm thu nhập từ việc bán sản phẩm.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này nhằm góp phần gìn giữ nghề dệt truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ”-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Sol nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.