Gần 500 nghệ nhân thi văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29-3, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai tổ chức Hội thi Văn hóa các dân tộc thiểu số năm 2025.

Hội thi có 6 đoàn tham gia với gần 500 nghệ nhân đến từ 5 xã: Ia Yok, Ia Dêr, Ia Tô, Ia Bă, Ia Krăi và Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện. Các đoàn tham gia thi trình diễn cồng chiêng, múa xoang, trình diễn trang phục truyền thống.

anh3.jpg
Các nghệ nhân tham gia phần thi trình diễn cồng chiêng. Ảnh: Minh Thoan

Với tinh thần nhiệt huyết, cống hiến hết mình, các đoàn đã mang đến cho hội thi những tiết mục đặc sắc. Những âm thanh cồng chiêng hùng tráng vang vọng, hòa quyện cùng những điệu xoang mềm mại, uyển chuyển cùng những đạo cụ được chuẩn bị chu đáo đã tạo nên một bức tranh văn hóa đầy sức sống. Bên cạnh đó, những bộ trang phục truyền thống rực rỡ của các dân tộc thiểu số hội tụ đã để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Khép lại hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất nội dung cồng chiêng cho đoàn xã Ia Yok, giải nhì cho xã Ia Tô, giải ba thuộc về xã Ia Dêr. Đối với nội dung thi trang phục truyền thống, giải nhất được trao cho đoàn xã Ia Krăi, đoàn xã Ia Bă đạt giải nhì và Trường THCS Dân tộc nội trú đạt giải ba.

Hội thi là dịp để cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hội thi cũng là dịp để huyện lựa chọn đoàn nghệ nhân tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.