Những đảng viên tâm huyết với văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Anh Rơ Châm Van (làng Bồ, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) và ông Alip (làng Groi Wêt, xã Glar, huyện Đak Đoa) không chỉ là đảng viên gương mẫu mà còn tiên phong trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng.

Người giữ hồn cồng chiêng ở làng Bồ

Ngay từ nhỏ, anh Rơ Châm Van thường xuyên theo cha đi chỉnh chiêng khắp nơi. Nhờ đó, anh đã lĩnh hội nhiều kiến thức và kỹ năng chỉnh sửa loại nhạc cụ này.

Vì say mê cồng chiêng, mỗi khi làng tổ chức lễ hội, anh đều chăm chú theo dõi người già biểu diễn, mượn cồng chiêng tập đánh cùng bạn bè. Sự đam mê và năng khiếu của anh Van sớm được người lớn trong làng nhận ra. Họ tận tình chỉ dạy anh cách đánh, cách chỉnh chiêng và anh ngày càng thành thạo.

Năm 2013, anh vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đến năm 2017, anh Van được tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn xã Ia Yok, năm 2023 làm Chủ tịch Hội Nông dân xã. Dù bận rộn song anh vẫn dành cho cồng chiêng niềm đam mê, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

anh-ro-cham-van-chinh-chieng-cua-lang-minhanh-rh-3.jpg
Không chỉ truyền dạy cồng chiêng, anh Rơ Châm Van còn là người duy nhất ở làng Bồ (xã Ia Yok, huyện Ia Grai) biết cách chỉnh chiêng. Ảnh: R.H

Anh Van chia sẻ: “Trước đây, người dân trong làng sở hữu nhiều bộ cồng chiêng. Nhưng vì chưa hiểu hết ý nghĩa của nhạc cụ này và lo sợ bị kẻ gian lấy trộm, nhiều gia đình đã bán đi. Việc này khiến số lượng cồng chiêng trong làng ngày càng ít dần. Vì vậy, tôi quyết tâm vận động bà con bảo vệ và gìn giữ cồng chiêng”.

Bằng tâm huyết của mình, anh Van tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân không bán cồng chiêng, đồng thời hướng dẫn cách bảo quản để tránh mất mát. Bên cạnh đó, anh còn vận động bà con quyên góp tiền mua thêm cồng chiêng mới. Nhờ vậy, hiện nay, làng Bồ có 6 bộ cồng chiêng, mỗi bộ gồm 15 chiếc.

Không dừng lại ở việc bảo tồn, anh còn chú trọng truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, giúp các em nhỏ và thanh niên trong làng biết cách đánh chiêng. Làng Bồ hiện có 3 đội cồng chiêng: đội thanh niên, đội thiếu nhi và đội người lớn. Dưới sự dẫn dắt của anh, các đội cồng chiêng thường xuyên tham gia các liên hoan, lễ hội văn hóa địa phương và đạt nhiều thành tích cao. Năm 2018, đội cồng chiêng xã Ia Yok do anh Van dẫn dắt đã giành giải nhất tại liên hoan cồng chiêng huyện Ia Grai.

Không chỉ là người truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng, anh Van còn là người duy nhất trong làng biết cách chỉnh chiêng. Mỗi khi có chiếc cồng chiêng lạc nhịp, người làng lại tìm đến anh nhờ chỉnh lại cho chuẩn.

“Cha tôi là người chỉnh chiêng giỏi và đã truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức, kỹ năng quý giá. Tuy nhiên, hồi nhỏ, tôi chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc này nên học hỏi không được nhiều. Sau này, tôi học thêm và tham gia các lớp bồi dưỡng chỉnh chiêng do tỉnh tổ chức, nhờ đó tay nghề vững hơn”-anh Van chia sẻ.

Ông Lê Trường Sơn-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Yok-nhận xét: Anh Rơ Châm Van là cán bộ trẻ ham học hỏi. Đặc biệt, anh là người tâm huyết với văn hóa truyền thống. Anh biết đánh cồng chiêng và nhiều nhạc cụ, giỏi chỉnh chiêng. Anh thường xuyên dẫn dắt đội cồng chiêng làng Bồ đại diện cho xã tham dự các liên hoan cồng chiêng và đạt giải cao. Gần đây nhất, tại Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024, đội cồng chiêng làng Bồ giành giải nhì.

Nghệ nhân Ưu tú của làng Groi Wêt

Ở làng Groi Wêt, ông Alip không chỉ là đảng viên gương mẫu mà còn tâm huyết với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ngoài chỉnh chiêng, ông còn thành thạo chế tác và biểu diễn các nhạc cụ truyền thống như đàn goong, t’rưng... Ông cũng biết làm mô hình nhà rông, cây nêu. Ông dành nhiều tâm huyết truyền dạy kỹ năng diễn tấu cồng chiêng cho người dân trong làng cũng như nhiều địa phương khác.

Làng Groi Wêt hiện có 2 đội cồng chiêng gồm: đội cồng chiêng thanh thiếu nhi và đội cồng chiêng người lớn. Vì vậy, ông được tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Nói về cách truyền dạy chiêng của mình, ông Alip cho rằng: “Điều quan trọng nhất trong một bài chiêng là giữ nhịp, tiết tấu và giai điệu sao cho nhịp nhàng, đồng đều giữa các thành viên. Để chuẩn bị cho các lễ hội, tôi cùng đội cồng chiêng của làng trải qua nhiều buổi tập luyện. Theo tôi, những gì mình biết thì nên truyền lại cho thế hệ sau, tránh để văn hóa bị mai một”.

z6381301337560-820af111819660d2453212058412945e.jpg
Ông Alip giới thiệu bộ cồng chiêng của gia đình mình. Ảnh: R.H

Ông Alip học cách đánh và chỉnh chiêng từ cha mình. Khi lớn lên, ông lại truyền dạy cho người khác, đặc biệt là các cháu nhỏ. Là một đảng viên, ông càng ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Hiện nay, dù đã cao tuổi, ông vẫn đam mê, miệt mài “giữ lửa” cồng chiêng, mong muốn thế hệ trẻ tiếp nối, không để văn hóa dân tộc bị mai một. Năm 2017, ông mua 1 bộ cồng chiêng (18 chiếc) trị giá 17 triệu đồng để truyền dạy và biểu diễn. Hiện gia đình ông sở hữu 3 bộ cồng chiêng.

Với sự tận tâm và nỗ lực của mình, ông Alip đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 2024, ông được Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.