Chư Prông bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của cộng đồng người Jrai. Đến nay, toàn huyện có 60 đội cồng chiêng với 1.829 thành viên.

Hơn 1 tuần nay, vào các buổi tối, tất cả các thành viên 2 đội cồng chiêng người lớn và cồng chiêng “nhí” ở làng Iắt (xã Ia Boòng) tập trung về nhà sinh hoạt cộng đồng để tập luyện. Dưới sự hướng dẫn của ông Rơ Mah Bum và ông Kpuih Lô, mọi người phối hợp tập luyện ăn ý, nhịp nhàng.

chu-prong-bao-ton-bg.jpg
Người dân làng Iắt (xã Ia Boòng) góp tiền mua bộ cồng chiêng trị giá 35 triệu đồng để phục vụ tập luyện và biểu diễn. Ảnh: H.T

Ông Kpuih Lô phấn khởi cho biết: Các thành viên ai cũng tâm huyết với việc gìn giữ văn hóa cồng chiêng nên rất tích cực tham gia tập luyện. Vì thế, đội cồng chiêng người lớn đạt nhiều giải cao tại các hội thi, chương trình liên hoan văn hóa, văn nghệ do các cấp, ngành tổ chức. Đội cồng chiêng “nhí” thường xuyên biểu diễn tại các lễ hội của làng nên ngày càng tiến bộ.

Trực tiếp huy động người dân tham gia các buổi tập luyện, ông Rơ Mah Men-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Iắt-cho biết: Cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc của người Jrai. Vì thế, nhiều năm qua, người dân trong làng luôn có ý thức gìn giữ. Ngoài tích cực tập luyện cồng chiêng, người dân cũng gìn giữ các bộ cồng chiêng quý. Năm 2018, bà con còn đóng góp 35 triệu đồng để mua thêm 1 bộ cồng chiêng. Hiện làng có 3 bộ cồng chiêng. Hoạt động tập luyện, biểu diễn cồng chiêng được duy trì đều đặn vào cuối tuần.

Chị Phạm Thị Bích Ngọc-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Boòng-cho hay: Vào dịp Tết Nguyên đán hay ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, xã đều tổ chức chương trình văn hóa, văn nghệ để các đội giao lưu. Xã có 7 thôn, làng. Đến nay, 6 thôn, làng đã thành lập đội cồng chiêng.

2ht-3582.jpg
Các địa phương đã tranh thủ sự ủng hộ của các nghệ nhân để thành lập các đội cồng chiêng. Ảnh: Hồng Thương

Ông Kpăh Thoắc-Chủ tịch UBND xã Ia Pia-thông tin: Nhiều năm qua, xã luôn tranh thủ sự ủng hộ của các nghệ nhân để duy trì hoạt động của các đội cồng chiêng. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Từ đó đã thành lập thêm được 2 đội cồng chiêng “nhí”.

“Xã có 7 thôn, làng, trong đó, 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số đều có đội cồng chiêng người lớn. Riêng cồng chiêng “nhí” thì xã có 3 đội. Hầu hết các đội đều duy trì biểu diễn trong các lễ hội của cộng đồng”-Chủ tịch UBND xã Ia Pia chia sẻ.

Trao đổi với P.V, ông Trần Quyết Thắng-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện-cho biết: Những năm qua, cấp ủy, chính quyền triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có việc duy trì hoạt động các đội cồng chiêng của người Jrai. Riêng từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức 19 lớp truyền dạy cồng chiêng.

Đồng thời, huyện tổ chức phục dựng nhiều lễ nghi truyền thống có sử dụng cồng chiêng của đồng bào Jrai và tổ chức các chương trình liên hoan, hội thi cồng chiêng để người dân được tham gia biểu diễn. Đặc biệt, nhiều địa phương trong huyện đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nghệ nhân, người có uy tín để vận động thành lập các đội cồng chiêng và tổ chức tốt hoạt động liên hoan, biểu diễn cồng chiêng, xoang.

Huyện Chư Prông hiện có 60 đội cồng chiêng với 1.829 thành viên. Trong số này có 4 nghệ nhân có khả năng truyền dạy trình diễn cồng chiêng, chỉnh chiêng; 233 người biểu diễn giỏi. Toàn huyện có 372 bộ cồng chiêng với 6.762 chiếc (gồm 2.531 chiếc chiêng bằng, 4.231 chiếc chiêng núm).

“Thời gian tới, huyện tiếp tục tổ chức các liên hoan trình diễn cồng chiêng, sinh hoạt cộng đồng tại cơ sở. Đồng thời, triển khai các dự án bảo tồn di sản văn hóa và hướng dẫn, khuyến khích người dân tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, thể thao truyền thống của địa phương cũng như đề xuất công nhận nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có văn hóa cồng chiêng”-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.