Gia Lai có 108 câu lạc bộ cồng chiêng nhí, nhạc cụ dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội đồng Đội các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thành lập và duy trì hoạt động 108 câu lạc bộ “Cồng chiêng nhí” và “Nhạc cụ dân tộc”.

Dưới nhiều hình thức khác nhau, các em thiếu nhi tham gia vào câu lạc bộ “Cồng chiêng nhí”, “Nhạc cụ dân tộc” tại địa phương cũng như trong các trường học đều được sinh hoạt, phổ biến, truyền dạy và nhân lên tình yêu với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

img-0558.jpg
Đội cồng chiêng "nhí" làng Prăng (xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro) biểu diễn tại lễ Sơmă Kơcham. Ảnh: P.V

Hàng năm, để lan tỏa phong trào, Hội đồng Đội tỉnh chú trọng tổ chức các Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc.

Với tinh thần trong sáng, tươi vui, các đội chiêng "nhí" đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.

Đây vừa là sân chơi bổ ích vừa là hoạt động mang tính kế thừa mạnh mẽ, từ đó, khuyến khích, động viên các em thiếu niên, nhi đồng người dân tộc thiểu số tìm hiểu, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc trong toàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.