Ân tình những món quà kết nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là nhu yếu phẩm, cây-con giống, thẻ bảo hiểm y tế, nhà ở, xe đạp... mà các cơ quan, đơn vị gửi tới những hộ có hoàn cảnh khó khăn ở các làng dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai thông qua công tác kết nghĩa.

Việc làm này vô cùng ý nghĩa, thể hiện sự sẻ chia tự nhiên và chân thành của các cơ quan, đơn vị với bà con vùng khó.

Ngay sau lễ kết nghĩa giữa cơ quan Hội Nông dân tỉnh và làng Pó (xã Ia Kly, huyện Chư Prông), bà Kpuih Pẽ (SN 1953) và chị Rơ Lan Hóa (SN 1979) vui vẻ dắt con bò được hỗ trợ về nhà chăm sóc. Cả 2 đều thuộc diện hộ nghèo, đời sống còn nhiều vất vả, khó khăn. Tại lễ kết nghĩa, mỗi gia đình được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 1 con bò giống làm phương tiện sinh kế.

Bà Pẽ sống một mình, 3 người con đều có gia đình ở riêng. Tuổi cao, sức yếu nên mọi sinh hoạt bà hoàn toàn dựa vào sự chu cấp của các con. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế của các con cũng không khấm khá gì. Khi được hỗ trợ con bò giống trị giá 10 triệu đồng, bà Pẽ không khỏi xúc động.

Bà bày tỏ: “Mình có tài sản lớn rồi! Các con đã giúp mình làm chuồng từ trước. Con cháu cũng giúp cải tạo khoảnh đất để trồng cỏ. Sau này, trời nắng thì mình dắt bò đi chăn thả, mưa thì nhờ con cháu cắt cỏ cho bò ăn”.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phan Thị Kim Chi tặng bảng tượng trưng hỗ trợ 2 con bò giống cho 2 hộ nghèo làng Pó, xã Ia Kly, huyện Chư Prông. Ảnh: A.H

Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Phan Thị Kim Chi tặng bảng tượng trưng hỗ trợ 2 con bò giống cho 2 hộ nghèo làng Pó, xã Ia Kly, huyện Chư Prông. Ảnh: A.H

Còn nhà chị Hóa thì cuộc sống của cả gia đình 7 người đều trông vào 2 sào cà phê và 0,5 sào lúa nước. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, anh Kpuih Phanh (chồng chị Hóa) thường xuyên đi làm thuê xa nhà.

“Chồng mình phụ hồ ở huyện Đak Đoa. Đi gần 1 tháng rồi chưa về. Vợ chồng muốn dành dụm tiền mua đàn dê hoặc bò về nuôi nhưng không có vốn. Nay được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ, mình mừng lắm. Gia đình sẽ chăm sóc bò thật tốt”-chị Hóa bộc bạch.

Làng Pó có 171 hộ, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 54%. Theo bà Rơ Lan Blêh-Bí thư Chi bộ làng Pó: “Bò giống là nguồn sinh kế giúp hộ nghèo có thêm điều kiện để vươn lên, ổn định cuộc sống. Chi bộ phân công đảng viên hướng dẫn các gia đình được hỗ trợ sinh kế bảo quản, chăm sóc, phát huy hiệu quả nguồn lực do cơ quan kết nghĩa hỗ trợ, đảm bảo mục đích yêu cầu đề ra”.

Hỗ trợ 355 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn ở buôn Hiao (xã Chư Băh) cũng là hoạt động ý nghĩa mà 4 cơ quan của thị xã Ayun Pa (Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm, Điện lực và Agribank Chi nhánh thị xã Ayun Pa Gia Lai) vừa triển khai thực hiện. Buôn Hiao phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm 2024 song đến nay vẫn còn 2 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí về bảo hiểm y tế.

Ông Ksor Khem-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao-cho biết: “Mỗi thẻ bảo hiểm y tế có giá trị trong thời gian 6 tháng. Buôn rà soát người chưa mua thẻ bảo hiểm y tế và người đã mua nhưng hết hạn thì trao tặng. Thời gian tới, buôn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để bà con hiểu hơn về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế, từ đó chủ động mua, không trông chờ ỷ lại”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tiền mua cây giống các loại cho người dân ở thôn kết nghĩa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tiền mua cây giống các loại cho người dân ở thôn kết nghĩa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Còn ông Rmah Sem-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Plei Hlốp (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) thì vui vẻ cho hay: Vừa qua, Sở Giao thông-Vận tải đã hỗ trợ xây dựng 1 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 80 triệu đồng cho gia đình anh Kpă Phu; trao tặng 5 con bò sinh sản và hơn 500 cây xoài giống cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đây là nguồn lực quan trọng để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có 528 cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đã tổ chức kết nghĩa với 350 làng đồng bào dân tộc thiểu số theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những cam kết lâu dài, ngay tại lễ kết nghĩa, các cơ quan, đơn vị đã trao tặng nhiều phần quà thiết thực, ý nghĩa. Việc làm đó tiếp thêm động lực giúp các hộ vượt khó vươn lên trong cuộc sống; đồng thời, củng cố tình đoàn kết, gắn bó, tương trợ giữa cơ quan, đơn vị kết nghĩa với thôn, làng.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Đức Cơ: Tôn vinh 21 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua giai đoạn 2020-2025

Phụ nữ huyện Đức Cơ tích cực học tập và làm theo lời Bác

(GLO)- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Cơ. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ nỗ lực vượt khó, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và lan tỏa điều tốt đẹp trong cộng đồng. 

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.