An Khê trao sinh kế giúp người dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) luôn chú trọng triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, cuộc sống từng bước được cải thiện.

Hỗ trợ sinh kế

Gia đình bà Đặng Thị Lành (tổ 8, phường An Phú) có nghề gói bánh chưng, bánh tét. Mỗi ngày, gia đình bà Lành gói 100 chiếc bánh, thu nhập 100-150 ngàn đồng sau khi trừ chi phí. Số tiền kiếm được giúp vợ chồng bà đủ chi tiêu trong ngày. Tuy nhiên, do bà thường xuyên đau ốm nên cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Cuối năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã đã xuất Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ gia đình bà 5 triệu đồng.

“Nhận được tiền, tôi mua chiếc nồi to gấp 5 lần nồi cũ; mua thêm gạo nếp, thịt, đậu làm bánh. Từ đó, công việc ngày một ổn định, có thu nhập. Dịp Tết vừa rồi, gia đình làm bánh không đủ bán”-bà Lành tâm sự.

Gia đình bà Thạch Thị Nga (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn vay. Ảnh: Ngọc Minh

Gia đình bà Thạch Thị Nga (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ vốn vay. Ảnh: Ngọc Minh

Trước đây, gia đình bà Thạch Thị Nga (tổ 4, phường Ngô Mây) không có đất sản xuất, vợ chồng phải làm thuê làm mướn. Năm 2016, chồng bà mắc bệnh ung thư phổi. Gia đình dốc hết tiền bạc chữa trị nhưng không khỏi. 2 năm sau, chồng bà qua đời.

Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình bà Nga, năm 2019, phường Ngô Mây kết nối với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã giúp bà vay 50 triệu đồng mua 2 con bò sinh sản và làm chuồng trại. Chính quyền địa phương và các hội đoàn thể hỗ trợ bà 20 triệu đồng để sửa chữa nhà ở. Bà chia sẻ: “Được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ, nơi ăn chỗ ở cơ bản ổn định. Tôi tập trung chăm sóc đàn bò, chịu khó đi làm thuê để có thêm thu nhập”.

Ông Lê Thanh Tùng-Chủ tịch UBND phường Ngô Mây-cho biết: Thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo theo chỉ tiêu phân bổ vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã, hàng năm, phường tiến hành khảo sát hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu vay vốn, giúp họ tiếp cận nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi. Năm 2022, phường có 5 hộ nghèo vay 200 triệu đồng, 6 hộ cận nghèo vay 240 triệu đồng. Ngoài ra, Mặt trận và các đoàn thể hỗ trợ 6 hộ nghèo 175 triệu đồng để mua bò, sửa chữa, xây dựng 3 căn nhà.

“Các hộ nghèo, cận nghèo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Phường thực hiện các chính sách hỗ trợ kịp thời, linh hoạt đã góp phần giảm số hộ nghèo trên địa bàn. Đầu năm 2022, phường có 33 hộ nghèo thì cuối năm giảm còn 26 hộ, 40 hộ cận nghèo giảm còn 38 hộ”-ông Tùng thông tin.

Phấn đấu giảm nhanh hộ nghèo

Bà Lê Thị Hồng Minh-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã-cho hay: Song song với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, ngay từ đầu năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã hướng dẫn các xã, phường rà soát hộ nghèo, cận nghèo lập danh sách đề nghị Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” thị xã hỗ trợ.

Năm 2022, thị xã có 25 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 315 triệu đồng để sửa chữa 4 căn nhà (15 triệu đồng/căn), xây dựng 4 căn (30 triệu đồng/căn); hỗ trợ sinh kế cho 19 hộ nghèo với tổng kinh phí 135 triệu đồng.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê trích Quỹ "Vì người nghèo" hỗ trợ cho hộ nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê trích Quỹ "Vì người nghèo" hỗ trợ cho hộ nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo của thị xã An Khê đạt kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2022, số hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2022-2025 giảm còn 286 hộ (chiếm 1,62%), mức giảm 0,42%, vượt chỉ tiêu nghị quyết HĐND thị xã đề ra là 0,22% và 507 hộ cận nghèo (chiếm 2,87%), giảm 0,24%.

Năm 2023, thị xã phấn đấu giảm 19 hộ nghèo và 25 hộ cận nghèo. Theo Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Hùng Vỹ, để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, thị xã tiếp tục thực hiện và đa dạng hình thức hỗ trợ, tạo sinh kế giúp hộ nghèo, cận nghèo nâng cao năng lực sản xuất; đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, tăng thu nhập; phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững.

“Bên cạnh đó, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo. Triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023; trong đó phân bổ nguồn vốn cho công tác đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, việc làm bền vững… hơn 1,8 tỷ đồng. Qua đó, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập vươn lên thoát nghèo, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo trên địa bàn”-Chủ tịch UBND thị xã An Khê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.