Chung tay vì niềm hy vọng không còn người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022 (từ ngày 17-10 đến 18-11) được triển khai rộng khắp trên cả nước với mục tiêu ngày càng có nhiều người nghèo được đổi thay số phận. Không chỉ thể hiện ở mấy ngàn tỷ đồng ủng hộ ngay trong chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” tổ chức tối 17-10 mà công tác giảm nghèo đã được thực hiện có kết quả trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, không chỉ là thiếu cái ăn, cái mặc hàng ngày, người nghèo dưới cái nhìn đa chiều cần được Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ nhiều hơn thế để thoát nghèo bền vững.
Báo cáo công tác giảm nghèo của Việt Nam năm 2021 cho thấy, kết quả giảm nghèo của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Từ nguồn vận động hơn 19.300 tỷ đồng của MTTQ Việt Nam các cấp, hơn 102 ngàn căn nhà “Đại đoàn kết” đã được tặng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; trên 2,4 triệu lượt người được hỗ trợ khám-chữa bệnh; hơn 593 ngàn lượt học sinh, sinh viên được hỗ trợ học tập; hơn 663 ngàn lượt người được hỗ trợ vốn sản xuất. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hơn 56 triệu lượt người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với số tiền hơn 86.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cũng đã dành trên 288.000 tỷ đồng với tổng dư nợ gần 276.000 tỷ đồng cho gần 6,5 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay phát triển kinh tế gia đình.
Việt Nam là quốc gia tiên phong của khu vực châu Á-Thái Bình Dương áp dụng chuẩn nghèo đa chiều từ năm 2015 làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi tình hình nghèo đói và xây dựng chính sách. Đến nay, hàng triệu gia đình ở Việt Nam đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 1990 xuống còn 5,2% vào năm 2020.
Ông Võ Xuân Bảo-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Păh (thứ 3 từ trái sang) bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình anh Rơ Châm Amaih (làng Or, xã Ia Phí). Ảnh: Ngọc Anh
Ông Võ Xuân Bảo-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Păh (thứ 3 từ trái sang) bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình anh Rơ Châm Amaih (làng Or, xã Ia Phí). Ảnh: Ngọc Anh
Thế nhưng, kết quả giảm nghèo đa chiều của Việt Nam được cho là chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao. Cả nước vẫn còn 1,3 triệu hộ nghèo và hơn 1 triệu hộ cận nghèo. Tỷ lệ nghèo đa chiều trên phạm vi toàn quốc là 9,35%, tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đặc biệt là trong các nhóm dân tộc thiểu số miền núi và dân cư ven biển, hải đảo. Tình trạng chênh lệch mức sống, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, giải quyết việc làm giữa các địa phương, vùng, miền, nhóm dân cư chưa được thu hẹp nhiều; khả năng thoát nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số chưa bền vững; việc tiếp cận các dịch vụ y tế đã được cải thiện nhưng vẫn còn chênh lệch, đặc biệt là giữa y tế tuyến trên và y tế cơ sở...
Tiến sĩ Nguyễn Thắng-Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, ngoài tác động của dịch bệnh Covid-19 thì tình trạng việc làm bấp bênh trong khu vực lao động phi chính thức là nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ tái nghèo tăng trở lại. Hiện khoảng 70% lao động nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp không có giao kết hợp đồng. Những người này rất dễ bị tổn thương, sức chống chịu yếu, nhất là với những người lớn tuổi, không có bảo hiểm xã hội, không lương hưu. Vì vậy, tăng tỷ lệ lao động có giao kết hợp đồng là một trong những cách để giảm nghèo hiệu quả. Cùng với đó, cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo, giúp họ có thu nhập, thoát nghèo bền vững.  
Xóa nghèo là vấn đề của toàn dân và cả nước. Để đạt được mục tiêu giai đoạn 2022-2025 giảm nghèo đa chiều bình quân 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4-5%/năm là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu tại lễ phát động chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” và Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng và sự phối hợp của các cấp, ngành và đối tác quốc tế. Cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường kiến thức, kỹ năng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người nghèo. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, có các hoạt động thiết thực, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
Cuộc chiến chống đói nghèo không thể thành công nếu người nghèo không nỗ lực vì một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chính bản thân và gia đình mình. Vì vậy, bên cạnh vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cộng đồng, trước hết và trên hết phải là ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân khi được trao cơ hội thoát nghèo.
ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

An cư để lạc nghiệp

An cư để lạc nghiệp

'Công ty có 600 công nhân, phần lớn là lao động nhập cư, nhưng đến nay mới chỉ có 1 người được tiếp cận với nhà ở xã hội' là thực tế đáng buồn được bà Đinh Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH cao su Phong Thái (Bình Dương), chia sẻ tại diễn đàn của Đại hội XIII Công đoàn VN.
Cần đánh giá, xếp loại thi đua khách quan, thực chất

Cần đánh giá, xếp loại thi đua khách quan, thực chất

(GLO)- Cuối năm là thời điểm các cơ quan, đơn vị tiến hành đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. 1 năm làm việc, cống hiến sẽ được ghi nhận qua lần xếp loại này. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tiêu chí thi đua, xếp loại đối với cá nhân, tập thể.
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Bứt phá trong giáo dục đại học

Bứt phá trong giáo dục đại học

Với thực tế giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc của sinh viên như hiện nay, rõ ràng rất cần một sự bứt phá cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các trường ĐH, doanh nghiệp, người học.
Làm luật bằng tư duy phục vụ dân

Làm luật bằng tư duy phục vụ dân

Song song với nhiều thành tựu đạt được kể từ khi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn gặp phải khó khăn, hạn chế ở một số điểm mấu chốt khiến cho hệ thống pháp luật liên tục trải qua sửa đổi, cập nhật nhằm phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Thứ hạng và giá trị thật

Thứ hạng và giá trị thật

Trước thông tin về thứ hạng của một số trường ĐH VN trong các bảng xếp hạng thế giới, không ít người ngỡ ngàng đặt câu hỏi vì sao trường A lại có thể đứng cao hơn trường B, C, D… khi các trường kia có truyền thống đào tạo uy tín và chất lượng hàng đầu trong nước? Thắc mắc này cho thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến việc xếp hạng các trường ĐH.
Chữa lành không thể là... trend

Chữa lành không thể là... trend

Hiện nay, nhiều hội, nhóm hay các dịch vụ tự phát liên quan đến chữa lành xuất hiện và có xu hướng trở thành điểm đến trong đời sống của một số người. Tham gia chữa lành không chỉ có giới trẻ mà cả nhiều người ở đa dạng lứa tuổi khác nhau.