Xung quanh bức tâm thư cải cách sư phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cuối tháng 9-2017 vừa qua, một số nhà giáo lão thành tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đã có tâm thư gửi Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, đồng kính gửi Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo về nội dung, giải pháp cải cách ngành Sư phạm cả nước, “chiếc máy cái” quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Trong câu chuyện giáo dục trước đây, chúng tôi cũng đã đề cập đến nội dung cải cách sư phạm này nhưng chưa đi vào cụ thể về thực trạng và giải pháp như bức tâm thư này thể hiện. Một trong những vấn đề nổi lên khá nhức nhối, đó là đào tạo không đi đôi với việc sử dụng, gây ra tình trạng lãng phí về nhân lực và nguồn lực trong xã hội. Hàng vạn sinh viên sư phạm ra trường bị thất nghiệp hoặc chuyển sang những nghề nghiệp khác một cách bất đắc dĩ, khá phổ biến ở nhiều địa phương.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thậm chí, có sinh viên tốt nghiệp thủ khoa sư phạm nhưng không thể hành nghề, đành phải về quê chăn nuôi để kiếm sống. Sự bất cập này có một nguyên nhân sâu xa là ngành Giáo dục và Đào tạo không quản lý được các trường sư phạm địa phương và các khoa sư phạm trong các trường đại học vùng miền. Để tồn tại, các đơn vị đào tạo sư phạm này hàng năm đều xin chỉ tiêu vô tội vạ, không theo quy hoạch, kế hoạch nào và lấy điểm đầu vào sát đáy, miễn sao có sinh viên theo học. Một số trường đại học, khi tuyển sinh đào tạo ở các môn tổng hợp hoặc chuyên ngành, như: Ngữ văn, Toán, Vật lý… hay Hội họa, Âm nhạc, Thể thao, sau khi tốt nghiệp, nhà trường cho sinh viên theo học thêm khóa sư phạm để có chứng chỉ đủ điều kiện xin tuyển dụng làm giáo viên.

Từ đó, lượng sinh viên ra trường không có việc làm tăng chóng mặt trong những năm gần đây. Đó là chưa nói đến chất lượng đào tạo ở các trường, khoa sư phạm này khá lạc hậu từ giáo trình đến phương pháp, khiến sinh viên ra trường không bắt nhịp được với thực tế giảng dạy ở bậc phổ thông. Ở các nước tiên tiến, việc đào tạo, tuyển dụng giáo viên các cấp theo một quy trình khá nghiêm ngặt, qua nhiều vòng thi cử, sát hạch khách quan, khi đủ các điều kiện về bằng cấp và kinh qua thực tế thực tập sư phạm, họ mới được cấp chứng chỉ hành nghề chính thức. Và “sản phẩm” người thầy ở các quốc gia này ít bị lỗi, được xã hội tôn trọng; thu nhập của họ khá cao so với hệ thống viên chức nhà nước và các ngành nghề khác.

Một trong những giải pháp mà các nhà giáo lão thành đề nghị cần chấn chỉnh là sắp xếp lại các trường sư phạm, khoa sư phạm trong cả nước. Có lộ trình để giải thể các trường trung học-cao đẳng sư phạm địa phương, chỉ duy trì, nâng cấp các trường đại học sư phạm vùng miền có truyền thống, như : Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, ĐHSP Huế, ĐHSP Đà Nẵng… Hàng năm, Nhà nước giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên các cấp ở trình độ cử nhân 4 năm, riêng giáo viên Mầm non có thể đào tạo 3 năm bậc cao đẳng sư phạm. Sinh viên tốt nghiệp sư phạm đều được cấp chứng chỉ hành nghề và được quyền xin đi dạy ở bất kỳ cơ sở giáo dục nào trên cả nước mà không cần qua các hình thức thi tuyển nào. Nhà nước và các tổ chức xã hội nên có học bổng cho sinh viên sư phạm và các ưu tiên khác nhằm thu hút nhiều học sinh khá, giỏi vào trường sư phạm.

Muốn cải cách giáo dục trước hết phải cải cách ngành Sư phạm. Và chính người thầy là trung tâm của các cuộc cải cách giáo dục. Chỉ khi nào những “chiếc máy cái” này cho ra lò các “sản phẩm” chuẩn thì người thầy giáo lúc bấy giờ mới đủ tri thức và phẩm chất thực hiện các đề án thiết kế mà xã hội yêu cầu đối với công cuộc trồng người trong tương lai.

Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.