Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất 2 bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 4-2, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Xây dựng với Bộ Giao thông vận tải).

Xây dựng chức năng nhiệm vụ Bộ Xây dựng sau hợp nhất 2 bộ

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết 2 bộ đã họp, thống nhất nội dung dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng trên tinh thần là kế thừa các quy định trước đây.

base64-1738653054610900222543-17386563427451202381746.jpg
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp - Ảnh: VGP

Bao gồm việc quy định đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Không bỏ sót nhiệm vụ, nội dung quản lý, không trùng lắp, chồng chéo với các bộ, ngành khác; đảm bảo quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời có bổ sung một số quy định phù hợp với các lĩnh vực mới.

Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở.

Việc phát triển thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Giảm còn 23 đơn vị, đầu mối trực thuộc

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, Bộ Xây dựng (mới) dự kiến có 23 đơn vị, đầu mối trực thuộc (so với 42 đơn vị của 2 bộ trước khi hợp nhất). Cơ cấu tổ chức bộ máy bảo đảm "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cơ quan hợp nhất sẽ bảo đảm nguyên tắc một cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm. Thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở đảm bảo các điều kiện, năng lực, phù hợp tình hình thực tiễn.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực của các bộ ngành trong xây dựng dự thảo,đồng thời lưu ý việc xây dựng tổ chức bộ máy của Bộ Xây dựng sau hợp nhất phải đảm bảo khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn.

Dự thảo cần dựa trên vị trí, chức năng, nhiệm vụ đã được giao rất cụ thể trong các quy định pháp luật mới nhất; cập nhật những vấn đề thực tiễn đã có nhưng chưa được quy định trong luật; phân định rạch ròi với các bộ, ngành khác…

Bên cạnh đó cần nắm chắc tư duy những gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền tối đa. Tăng cường năng lực, kiện toàn các cục, vụ thực hiện nhiệm vụ mà địa phương chưa làm được, hoặc mang tính đặc thù của ngành xây dựng, giao thông vận tải như phải triển khai rất nhiều dự án đầu tư xây dựng quan trọng…

Phó Thủ tướng cũng lưu ý một số nội dung cụ thể trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị bộ phận sau sáp nhập; việc tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịvh vụ công, doanh nghiệp...

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo 2 bộ khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện dự thảo nghị định, trình Chính phủ xem xét để có thể ban hành và có hiệu lực ngay sau khi Quốc hội ra nghị quyết quyết định thành lập Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất hai bộ.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.