Vươn xa đôi cánh mùa Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng Chạp là thời điểm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân dồn toàn lực hoàn thành kế hoạch trong năm cũ để chào đón năm mới với khí thế mới. Với những người thực hiện dự án kéo dài, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đậu máy bay (Cảng Hàng không Pleiku) thì đây là giai đoạn tăng tốc để dự án về đích trước thời hạn cũng như đảm bảo chất lượng công trình.

Mặc dù đã đăng ký trước nhưng phải đợi gần 30 phút chúng tôi mới gặp được anh Nguyễn Trọng Hải-Giám đốc Cảng Hàng không Pleiku, thành viên Ban Quản lý dự án. “Mình vừa từ công trường về. Có vài vấn đề nảy sinh nếu không kịp thời giải quyết thì sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công”-anh Hải phân trần.

Công trường tấp nập...

 

Thi công Sân bay Pleiku. Ảnh: Minh Dưỡng
Thi công Sân bay Pleiku. Ảnh: Minh Dưỡng

Đứng trong khuôn viên nhà làm việc của Ban Quản lý dự án, chúng tôi có thể quan sát được toàn bộ hoạt động trên công trường. Trong cái không gian rộng lớn trải dài trước mặt, hàng trăm phương tiện xe máy đang làm việc hết công suất. Theo hướng chỉ tay của anh Hải, chúng tôi hình dung đâu là đường lăn, đường cất-hạ cánh, dải hãm phanh quay đầu, sân quay đầu, sân đỗ máy bay...

Trên đường ra công trường, anh Hải cho biết: Thời gian thi công dự kiến là 15 tháng nhưng chúng tôi quyết tâm hoàn thành trong 9 tháng. Đến nay, tiến độ thi công đảm bảo yêu cầu đề ra. Cụ thể: sân đỗ máy bay đã cơ bản hoàn thành; đường lăn và sân quay đầu đạt 70% khối lượng; đường cất-hạ cánh kéo dài đạt 80% khối lượng... Dự kiến các hạng mục sẽ cơ bản hoàn thành trong tháng 3 và tháng 4-2015. Về công tác giải phóng mặt bằng, thời gian qua, UBND tỉnh và các sở ngành đã vào cuộc một cách quyết liệt. Nhờ vậy, đến cuối tháng 12-2014, tỉnh đã bàn giao gần 20 ha trong tổng số 30 ha.

 

Dự án kéo dài, nâng cấp đường cất-hạ cánh, đường lăn và sân đậu máy bay Cảng Hàng không Pleiku được khởi công ngày 28-9-2014. Dự án do Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 945 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là kéo dài đường băng về phía Tây để đạt chiều dài 2.400 mét, chiều rộng 45 mét, xây dựng thêm 2 chỗ đậu để phục vụ khai thác máy bay A320/321, Boing 737. Dự án do Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 và Tổng Công ty Công trình Hàng không (Bộ Quốc phòng) thi công.

Tuy đã hình dung phần nào quy mô của công trình nhưng chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước khối lượng công việc mà đội ngũ kỹ sư và công nhân ở đây đã thực hiện. Từ nhà làm việc của Ban Quản lý dự án phải mất 10 phút đi ô tô mới tới điểm cuối cùng của công trình. Dọc theo lối đi là hàng chục cụm đầu mối công trình nhưng hầu hết đều trong trạng thái làm việc hối hả.

Trò chuyện với chúng tôi tại nơi thi công sân quay đầu, kỹ sư Trần Văn Thành-Chỉ huy phó công trường thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4), cho biết: “Cienco 4 là một trong 2 đơn vị thi công công trình. Đây là một trong những hạng mục đòi hỏi quy trình kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Do đó, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ thi công, chúng tôi phải thường xuyên kiểm tra và kịp thời xử lý những vấn đề liên quan đến chất lượng công trình”.

Thời điểm chúng tôi đến, kỹ sư Phạm Văn Minh (Công ty Công trình Giao thông 423) khá tất bật với chiếc bộ đàm trên tay. Hỏi ra mới biết, anh đang chỉ đạo các nhóm công nhân thảm bê tông khu vực sân quay đầu. Tranh thủ một tí thời gian rảnh rỗi hiếm hoi, anh chia sẻ: Yêu cầu kỹ thuật các hạng mục sân bay rất cao và đòi hỏi chính xác gần như tuyệt đối. Do đó, cán bộ phụ trách theo sát và nhắc nhở mọi người phải hết sức thận trọng. “Đây là lần thứ hai tôi tham gia thi công xây dựng sân bay nên cũng có một số kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ nỗ lực hoàn thành công trình kịp tiến độ và đạt chất lượng cao nhất”-anh Minh khẳng định. Với anh Mai Văn Toán-kỹ sư đo đạc của Công ty Công trình Giao thông 423, thì: “Chúng tôi cố gắng tập trung công việc kể cả ngày lẫn đêm để đảm bảo tiến độ công trình. Theo đó, phần lớn anh em vẫn phải làm việc trong những ngày Tết sắp đến”.

Chia tay những công nhân thi công hạng mục sân quay đầu, chúng tôi đến khu vực sân đỗ máy bay khi kim đồng hồ đã chỉ con số 11. Mặc cho cái nắng chang chang của buổi trưa Tây Nguyên, đội ngũ kỹ sư và công nhân của Tổng Công ty Công trình Hàng không (Bộ Quốc phòng) vẫn rất tập trung cho phần việc của mình. Theo Đại tá Nguyễn Xuân Cường-Chỉ huy trưởng công trường thì đây là hạng mục đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Ngoài hai lớp bê tông dày 0,63 mét còn có một lớp bê tông được xây dựng với kết cấu đặc biệt, đảm bảo tiêu chuẩn của sân đậu máy bay A320/321, Boing 737. “Không chỉ yêu cầu cao về con người, máy móc thiết bị và công nghệ cũng phải tiên tiến”-Đại tá Cường nhấn mạnh.

Vươn xa đôi cánh mùa Xuân

 

Ảnh: Duy Anh
Ảnh: Duy Danh

Gần trọn buổi ở công trường nhưng quả thật chúng tôi cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”. Tất nhiên, những thông tin mà chúng tôi có cũng chỉ là sơ bộ, ban đầu... Ví như vì sao người ta phải đào đắp, vận chuyển hàng trăm ngàn mét khối đất đưa đi nơi khác và ngược lại? Vì sao diện tích mặt bằng của toàn bộ công trình lên đến 260 ha?... Những kiến thức ấy dĩ nhiên chỉ có những kỹ sư, công nhân kỹ thuật chuyên ngành mới tường tận.

Vấn đề chúng tôi cũng như người dân cả tỉnh quan tâm đó là một công trình trọng điểm với nguồn vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Quan trọng hơn, sau khi dự án hoàn thành, Cảng Hàng không Pleiku không còn là “ga xép” dành cho các loại máy bay cỡ nhỏ. Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện đặc biệt, trong đó có đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Vậy là bắt đầu từ mùa Xuân này, hoạt động vận tải hàng không của Gia Lai chính thức bước sang một trang mới với cảng hàng không được đầu tư xây dựng quy mô, là điểm đến của các loại máy bay tiên tiến trên thế giới như: A320/321, Boing 737. Vận tải hàng không được nâng cấp phần nào bù đắp sự khiếm khuyết của vận tải đường sắt, đường thủy; là cơ hội để Gia Lai thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch và cũng để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh và cả khu vực Bắc Tây Nguyên.

Duy Danh-Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm