Vòng quay thu phí, thu giá, thu tiền: Tốn bao nhiêu?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cần làm rõ việc thay đổi tên gọi trạm thu phí sang trạm thu giá rồi lại quay về với thu phí tốn kém hết bao nhiêu tiền.
Bộ GTVT đang lấy ý kiến về dự thảo thông tư về xây dựng, tổ chức và hoạt động cảu trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Theo đó, tên gọi tại các trạm sẽ được thống nhất lại thành "trạm thu phí".
Trạm thu phí được định nghĩa là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông.
Trước đó, vào năm 2016, Bộ GTVT đổi tên "phí sử dụng đường bộ" thành "giá dịch vụ sử dụng đường bộ". Từ đó, các trạm thu phí đều đổi tên thành "trạm thu giá".
Tên gọi này bị dư luận phải ánh trái chiều. Đến ngày 10/7/2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi các nhà đầu tư dự án BOT yêu cầu đổi lại tên "trạm thu giá" thành "trạm thu phí".
Đến tháng 5/2019, Bộ GTVT xây dựng dự thảo dự kiến gọi trạm thu phí là "trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ". Nhưng rồi lại bị phản ánh và Bộ GTVT lại quay về với tên gọi ban đầu, trạm thu phí.
 
Vòng quay thu phí - thu giá - thu tiền mà Bộ GTVT đưa ra gây hệ quả như thế nào?
Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, TS Phạm Đức Long chuyên gia trong lĩnh vực giao thông nhìn nhận, dù với tên gọi nào thì cuối cùng cũng vì mục đích thu tiền của người sử dụng dịch vụ.
"Chính vì vậy, việc thay đổi tên gọi thế nào không quan trọng. Điều quan trọng là cần tính đến hiệu quả, công khai, minh bạch tại các dự án BOT. Chứ không nên quá chú trọng vào tên gọi thu giá, hay thu phí..." - ông Long bày tỏ.
Theo ông Long, mỗi tên gọi thu phí, thu giá mà Bộ GTVT đưa ra chưa nhận thấy được sự hiệu quả đâu nhưng đã nhìn thấy được sự tốn kém trong việc thay đổi biển báo, thủ tục giấy tờ tại các trạm thu phí.
"Mỗi lần thay đổi tên gọi là phải thay đổi biển thông báo, in lại vé rồi còn hồ sơ, giấy tờ liên quan cũng phải thay đổi. Những phần cứng như biển báo còn tính đếm và có thể thay đổi nhanh chóng, còn với giấy tờ, thủ tục thì chắc chắn còn kéo theo hệ lụy dài" - ông Long cho hay.
Chính vì thế, ông Long cho rằng cần phải làm rõ mỗi lần Bộ GTVT thay đổi tên gọi giá - phí - tiền thì gây ra hệ quả (cả về kinh tế lẫn thủ tục hành chính) thế nào, rồi xem xét trách nhiệm cá, nhân tập thể trong vấn đề này.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng, những phát sinh thu giá - thu phí - thu tiền mà Bộ GTVT đưa ra làm phát sinh thêm chi phí rất lớn.
“Khắp cả nước này đổi từ thu phí sang thu tiền thì chi phí là bao nhiêu trong khi trước đây không lâu anh vừa yêu cầu đổi từ thu phí sang thu giá. Đó là chi phí rất vô ích”, ông Dũng nói.
Không chỉ với đề xuất của Bộ GTVT, ông Dũng cho rằng, rất nhiều chính sách được các cơ quan đề xuất hoặc ban hành mà không đánh giá tác động một cách thật sự dù điều này đã được quy định trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thậm chí, có nhiều trường hợp có báo cáo đánh giá tác động không thấy hết các hệ quả của chính sách dẫn đến khi chính sách được ban hành không thực thi được, ngược lại, làm phát sinh rất nhiều chi phí cho xã hội. Đó là chưa kể những chi phi trước khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho việc nghiên cứu, xây dựng văn bản.
Vân Nam (Đất Việt)

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.