Với vỏ bọc thành đạt, Phùng Thị Nghệ lừa đảo 650 tỉ đồng của nhiều người từ Bắc vào Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Phùng Thị Nghệ (bị can vừa bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) với vỏ bọc Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Việt Hưng Phát là doanh nhân thành đạt, lên kế hoạch thành lập ngân hàng ngoại hối, đã huy động nhiều người “góp vốn” rồi lừa đảo 650 tỉ đồng.


Nạn nhân tại Hải Dương, Hà Nội lâm cảnh đổ nợ

Theo đơn tố cáo của bà P.T.H.H và ông L.T.T (ngụ tỉnh Hải Dương), bà Phùng Thị Nghệ đã vẽ ra các dự án đầu tư làm ăn, thành lập ngân hàng ngoại hối, lừa 2 nạn nhân này 170 tỉ đồng. Theo bà H., năm 2020, bà có quen biết với Phùng Thị Nghệ. Lúc nào bà Nghệ cũng tỏ ra ăn nói chững chạc, đi xe sang, ăn mặc lộng lẫy, sống sang chảnh và là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Việt Hưng Phát (Q.7, TP.HCM). Bà Nghệ cho biết công ty có chuỗi cửa hàng đổi ngoại tệ khắp các tỉnh thành và luôn có các mối làm ăn uy tín, lợi nhuận rất cao.

Sau thời gian quen biết và trở nên thân thiết, bà Nghệ rủ bà H., ông T. góp vốn để mua xăng dầu giá rẻ và hoạt động đổi ngoại tệ. Tin tưởng bà H., ông T. đã bán tài sản để lấy vốn làm ăn với bà Nghệ.


 

Phùng Thị Nghệ với vỏ bọc doanh nhân thành đạt đã lừa nhiều người. Ảnh nạn nhân cung cấp
Phùng Thị Nghệ với vỏ bọc doanh nhân thành đạt đã lừa nhiều người. Ảnh nạn nhân cung cấp



Thời gian đầu, bà Nghệ chia lợi nhuận từ việc kinh doanh xăng dầu, đổi ngoại tệ cho bà H., ông T. rất cao và đúng thời hạn. Đầu năm 2021, bà Nghệ thông báo cho bà H., ông T. sắp tới sẽ thành lập “ngân hàng ngoại hối Việt Nam” nên cần người góp vốn.

Tin tưởng, bà H. và ông T. bán tài sản, cầm cố nhà cửa được 170 tỉ đồng chuyển cho bà Nghệ để chuẩn bị thủ tục xin giấy phép thành lập ngân hàng. Sau khi chuyển tiền “góp vốn”, nhiều lần bà H., ông T. liên lạc và tìm đến trụ sở công ty nhưng không gặp được bà Nghệ.


 

Phụng Thị Nghệ lập nhóm để trao đổi với các nạn nhân về việc thành lập ngân hàng. Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Phụng Thị Nghệ lập nhóm để trao đổi với các nạn nhân về việc thành lập ngân hàng. Ảnh: Nạn nhân cung cấp



Biết mình bị lừa, 2 người này làm đơn tố hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Nghệ lên công an. “Quá đau xót, giờ gia đình tôi ly tán, nhà có nguy cơ bị ngân hàng siết nợ. Giờ tôi như người vô hồn, sống cũng không sống được, chết cũng không xong”, bà H. nghẹn ngào. Theo bà H., ngoài bà và ông T., trong quá trình đi tìm bà Nghệ, bà biết nhiều người tại Hải Dương, Hà Nội cũng bị bà Nghệ lừa đảo lấy tài sản, tiền bạc, rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Lừa các nạn nhân tại TP.HCM mở ngân hàng, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng

Ông C.X.V (P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM) cũng lâm vào cảnh đổ nợ vì “góp vốn” 27,6 tỉ đồng cho bà Nghệ để làm ăn và thành lập "ngân hàng ngoại hối". Trong đơn tố cáo, ông V. cho biết, ông quen biết bà Nghệ qua người bạn chơi cùng. Năm 2019, bà Nghệ nói ông V. cho mượn 19 tỉ đồng để đáo hạn ngân hàng, kèm theo điều kiện sẽ chia phần lợi nhuận từ 0,2 - 0,3%/ngày.

Tin tưởng bà Nghệ, ông V. lấy hết tài sản, cầm cố nhà và huy động vốn từ bạn bè đủ 19 tỉ đồng chuyển cho bà Nghệ. Thời gian đầu, bà Nghệ trả lợi nhuận đúng như cam kết, đúng thời gian. Giữa năm 2020, ông V. đề nghị bà Nghệ trả lại phần vốn ông cho mượn để trả tiền ngân hàng, bà Nghệ viện lý do đang tập trung để thành lập "ngân hàng ngoại hối" nên chưa trả liền được. Bà Nghệ rủ ông V. góp vốn vào để thành lập ngân hàng (sẽ được cấp phép tháng 12.2020) và hứa sẽ cho ông làm giám đốc bộ phận thu hồi nợ.

 

Phùng Thị Nghệ trước và sau khi bị Công an TP.HCM bắt giam. Ảnh Công an cung cấp
Phùng Thị Nghệ trước và sau khi bị Công an TP.HCM bắt giam. Ảnh Công an cung cấp


Tháng 4.2021, bà Nghệ nói cần thêm 9 tỉ đồng để “bôi trơn” giấy phép thành lập ngân hàng nên nhờ ông V. giúp với lời hứa sẽ trả lại 19 tỉ đồng của ông V. sau khi ngân hàng đi vào hoạt động. Sau đó, ông V. lại đi vay mượn khắp nơi được 8,6 tỉ đồng đưa cho bà Nghệ. Từ đó trở về sau, ông V. nhiều lần liên hệ với bà Nghệ nhưng bất thành, tìm đến nhà và công ty đều đóng cửa.

Cũng với chiêu thức trên, Phùng Thị Nghệ lừa bà T.B.T (ngụ Q.7, TP.HCM) 270 tỉ đồng. Bà T. thời gian đầu góp vốn mua bán xăng dầu, đổi ngoại tệ với Nghệ và được chia lợi nhuận đúng cam kết, đúng thời gian. Sau đó, bà Nghệ cho biết, công ty của mình được phép hoạt động trong lĩnh vực thu đổi ngoại tệ trên toàn quốc. Sắp tới công ty bà Nghệ sẽ thành lập "ngân hàng ngoại hối" và rủ bà T. góp vốn làm cổ đông đồng sáng lập với 10% cổ phần.

Bà T. gom hết tài sản, cầm cố nhà cửa, vay mượn bạn bè để chuyển cho Phùng Thị Nghệ tổng cộng 270 tỉ đồng góp vốn thành lập "ngân hàng ngoại hối". Sau khi nhận tiền, Phùng Thị Nghệ “biến mất”, bà T. đi tìm trong vô vọng. Biết mình bị lừa, bà T. làm đơn tố cáo Phùng Thị Nghệ lên Công an TP.HCM. “Lỗi do mình vì quá tin bạn bè, giờ già về hưu mà mất hết số tiền dành dụm, làm ăn cả đời. Không chỉ mất tiền mà tôi gánh thêm lãi vay ngân hàng”, bà T. buồn bã.

Theo Công Nguyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.