Việt Nam có thể thu 200 triệu USD nhờ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Việt Nam đã thí điểm bán 10,3 triệu chứng chỉ hấp thụ carbon của rừng, thu 51,5 triệu USD. Bộ NN-PTNT đang nghiên cứu luật hóa để có thêm nhiều địa phương khác có thêm nguồn thu từ dịch vụ này.
Rừng xanh ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Rừng xanh ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chia sẻ tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 19-6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị và Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo thông tin, do năm nay hạn hán, nguồn nước ít nên một số hồ thủy điện ở miền Bắc và miền Trung phải tạm dừng hoạt động, dẫn đến nguồn thu Quỹ dịch vụ môi trường rừng giảm (mới đạt khoảng 40%).

Tuy nhiên bù lại, năm nay có điểm mới là nhờ triển khai dịch vụ bán tín chỉ carbon từ rừng nên sẽ giúp người trồng rừng có thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Cụ thể, năm nay, Việt Nam thí điểm bán tín chỉ carbon tại 6 tỉnh thuộc Bắc Trung bộ theo hợp đồng E3, với khối lượng khoảng 10,3 triệu tấn hấp thụ carbon, đơn giá là 5 USD/tấn, thu được 51,5 triệu USD.

​Từ kết quả thí điểm bán tín chỉ carbon tại Bắc Trung bộ và từ Nghị định 107 của Chính phủ, hiện Cục Lâm nghiệp đang giúp Bộ NN-PTNT xây dựng dự thảo luật hóa việc bán tín chỉ carbon tại nhiều địa phương khác.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, do rừng Việt Nam có đặc tính mà những rừng khác không có (như lá rộng, thường xanh, cây gỗ lớn, nhiều tầng tán), nên mức hấp thụ carbon rất tốt. Đối với khu vực Bắc Trung bộ, dự kiến ban đầu chỉ bán được 10,3 triệu tấn hấp thụ carbon trong vòng 5 năm là hết “công suất”, nhưng khi điều tra, đánh giá cụ thể thì con số thực tế còn lớn hơn nhiều.

Theo ông Trần Quang Bảo, thực tế chỉ trong 2 năm 2018-2019 đã đảm bảo đủ “chỉ tiêu” 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon.

“Chúng tôi đã tính toán lại, cho thấy, mỗi năm, rừng của chúng ta hấp thụ tới gần 70 triệu tấn carbon, và phát thải của lĩnh vực lâm nghiệp (bao gồm khai thác, trồng rừng, thậm chí kể cả cháy rừng, phá rừng…) mỗi năm là khoảng 30 triệu tấn carbon”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị thông tin.

Như vậy, mỗi năm còn dư khoảng 40 triệu tấn tín chỉ, nếu bán với giá carbon tự nguyện là 5 USD/tấn thì mỗi năm chúng ta có thể thu được khoảng 200 triệu USD. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị khẳng định, đây là con số lớn để giúp mang lại nguồn thu đáng kể cho người trồng rừng.

​Để đầu tư cho phát triển rừng, trung bình mỗi năm Nhà nước cần chi khoảng 1.000 tỷ đồng từ ngân sách. Còn theo định mức tính toán hiện tại (suất đầu tư khoảng 1 triệu đồng/ha, với tổng cộng 11 triệu ha rừng trên phạm vi cả nước), mỗi năm cả nước cần phải đầu tư tới 11.000 tỷ đồng.

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, nhờ có khoản thu hỗ trợ từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng (khoảng 3.700 tỷ đồng – con số cả năm 2022) và bán tín chỉ carbon (hơn 4.000 tỷ đồng), sẽ giúp tăng đáng kể nguồn thu cho người trồng rừng tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng khẳng định, những khoản thu này, Nhà nước chỉ giữ lại 0,05% để đầu tư cho công tác quản lý, còn lại trả toàn bộ cho các chủ rừng.

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.