Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu, trong đó Brazil, Campuchia, Indonesia là 3 thị trường cung cấp tiêu lớn nhất cho Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.002 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 16.357 tấn, tiêu trắng đạt 1.645 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái lượng nhập khẩu tăng 18,9%. 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam bao gồm: Brazil đạt 7.241 tấn, giảm 22,3%; Campuchia đạt 6.212 tấn, tăng 34,5%; Indonesia đạt 2.991 tấn, tăng 67,3%.

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 69,6 triệu USD để nhập khẩu hồ tiêu

Cũng theo VPSA, tính đến hết tháng 6-2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 142.586 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 125.959 tấn, tiêu trắng đạt 16.627 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 634,2 triệu USD, tiêu đen đạt 539,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 94,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 6,8%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng 30,5%.

Như vậy, nửa đầu năm 2024, tính chung toàn ngành vẫn xuất siêu 564,6 triệu USD.

Giá xuất khẩu bình quân của hồ tiêu Việt Nam đã tăng tới khoảng 1.000 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, giá tiêu đen đạt hơn 4.300 USD/tấn, tiêu trắng đạt gần 6.000 USD/tấn.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.