Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 4-2024, Việt Nam xuất khẩu 27.000 tấn hồ tiêu, thu về 117 triệu USD. So với tháng cùng kỳ năm ngoái, hồ tiêu xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 2,2% về lượng nhưng lại tăng mạnh 40,4% về giá trị (nhờ giá tiêu xuất khẩu tăng bình quân 4 tháng đầu năm đạt 4.214 USD/tấn, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2023).

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD. Ảnh minh họa

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD. Ảnh minh họa

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, với kim ngạch hơn 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam chiếm 40% sản lượng và 60% thị phần xuất khẩu trên toàn cầu. Thế nhưng, trong số các quốc gia xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, hồ tiêu Việt Nam lại xếp chót bảng. Cụ thể, giá hồ tiêu đen của Việt Nam ở mức 4.200-4.300 USD/tấn, trong khi hàng cùng loại của Brazil là 4.900 USD tấn, của Indonesia và Malaysia có giá lần lượt là 4.703 USD/tấn và 4.700 USD/tấn.

Tương tự, hồ tiêu trắng của Việt Nam có giá 6.000 USD/tấn, thấp hơn giá hồ tiêu trắng của Malaysia tới 1.300 USD/tấn và thấp hơn hàng cùng loại của Indonesia 232 USD/tấn.

Theo bà Hoàng Thị Liên-Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, ngành hàng này đang gặp thách thức lớn mà người nông dân và doanh nghiệp cần sớm cải thiện, như vấn đề chất lượng để đáp ứng được các thị trường cao cấp như Hoa Kỳ và EU. Bên cạnh đó, cần củng cố vùng trồng. Bởi hiện nay, vùng sản xuất hồ tiêu của Việt Nam đang bị thu hẹp sau thời gian tiêu rớt giá, sản lượng sụt giảm. Trong khi đối thủ của nước ta là Brazil lại đẩy mạnh sản xuất để tăng sản lượng. Nếu chúng ta không có chiến lược thì trong vài năm tới, Brazil sẽ bắt kịp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

null