Văn bằng, chứng chỉ nào sẽ được hưởng lương cao từ đầu năm 2020?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, nhiều lao động sẽ được tăng lương từ những ngày đầu của năm 2020.



Vậy trong số này, ai sẽ được hưởng lương cao hơn?

Mức lương tối thiểu của người lao động trong năm 2020

Khoản 1, điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định: Mức lương doanh nghiệp (DN) trả cho người lao động (NLĐ) làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc giản đơn nhất; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Cụ thể như sau: (đơn vị tính, đồng/tháng)


 

 
 



Lưu ý: Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng nêu trên, doanh nghiệp không được xoá bỏ hay cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, nhiều lao động sẽ được tăng lương từ những ngày đầu của năm 2020
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, nhiều lao động sẽ được tăng lương từ những ngày đầu của năm 2020



Có văn bằng, chứng chỉ sẽ được hưởng lương cao hơn

Với nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng nêu trên, có thể thấy, những lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề sẽ được hưởng lương cao hơn. Vậy ai được coi là đã qua học nghề, đào tạo nghề?

Theo khoản 2, điều 5 Nghị định 90, NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề là những người đã được cấp: Chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo Nghị định số 90-CP; Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005; Chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo Luật Việc làm; Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo Luật Giáo dục nghề nghiệp; Bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học; Văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài.

Ngoài ra, NLĐ được DN đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được DN kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề cũng được xác định là đã qua học nghề, đào tạo nghề.

 

Theo H.Lê (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

(GLO)- Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”. Đây là dịp để công nhân, người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp ngồi lại với nhau trong bầu không khí chia sẻ, ấm áp tình đoàn kết.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

(GLO)- Tối 16-1, tại xã Đak Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng” và trao quà Tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.