Ủy ban Kinh tế, Bộ Giao thông-Vận tải trả lời cử tri Gia Lai về Luật Hợp tác xã; phương án giải quyết phần đất chỉ giới hành lang dự án quốc lộ 19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban Kinh tế, Bộ Giao thông-Vận tải trả lời cử tri Gia Lai về Luật Hợp tác xã; phương án giải quyết phần đất chỉ giới hành lang dự án quốc lộ 19.


*ỦY BAN KINH TẾ

Kiến nghị:


Đề nghị Quốc hội có kế hoạch giám sát, đánh giá để chấn chỉnh, điều chỉnh, bổ sung các chính sách, chủ trương nhằm triển khai tốt hơn Luật Hợp tác xã trong thời gian tới.

Trả lời:

Ủy ban Kinh tế xin ghi nhận sự quan tâm, kiến nghị có tâm huyết, trách nhiệm của cử tri tỉnh Gia Lai về việc đề nghị Quốc hội giám sát, đánh giá việc thực hiện Luật Hợp tác xã hiện nay. Ủy ban Kinh tế sẽ nghiên cứu để kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như căn cứ vào hoạt động của Ủy ban để có kế hoạch tăng cường sự giám sát trong lĩnh vực này để đưa ra các kiến nghị, giải pháp với Chính phủ trong việc triển khai Luật Hợp tác xã trong thời gian tới.

* BỘ GIAO THÔNG-VẬN TẢI


Kiến nghị:

Đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải có phương án giải quyết phần đất dành cho chỉ giới hành lang bảo vệ công trình đường quốc lộ 19 chưa thu hồi, bồi thường cho người dân đối với Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai, đề nghị 2 phương án:

- Phương án 1: Thu hồi và bồi thường 15 m mà Nhà nước đã cắm mốc lộ giới (vì đây là đất người dân đã được Nhà nước trao quyền sử dụng đất).

- Phương án 2: Cho người dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như làm nhà và các công trình khác để tránh lãng phí đất đai.

Trả lời:

Trước tiên, Bộ Giao thông-Vận tải trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông-Vận tải ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân. Về nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ Giao thông-Vận tải xin trả lời như sau:

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quốc lộ 19 từ Cảng Quy Nhơn đến Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, chiều dài 243 km, hướng tuyến cơ bản theo hiện trạng, quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp III; theo cấp đường, phần đất để bảo vệ công trình và hành lang an toàn đường bộ là 15 m. Hiện nay, chủ đầu tư dự án (Ban Quản lý Dự án 2) đã phối hợp với chính quyền địa phương cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với phần đất để xây dựng dự án. Đối với hành lang an toàn đường bộ, chủ đầu tư đã hoàn thành cắm cọc mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ và bàn giao cho địa phương để tổ chức quản lý theo quy định.

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ), phần đất dành cho hành lang bảo vệ công trình đường bộ không được chuyển đổi mục đích sử dụng để làm nhà hoặc các công trình khác.

Đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình theo quy định của pháp luật (không thực hiện việc thu hồi, bồi thường toàn bộ hành lang an toàn đường bộ).


 

GLO

 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.