UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan quỹ đất của Nhà khách Tỉnh ủy tại số 20 đường Lê Hồng Phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan quỹ đất của Nhà khách Tỉnh ủy tại số 20 đường Lê Hồng Phong (TP. Pleiku) bỏ trống nhiều năm nay gây lãng phí.

1. Cử tri TP. Pleiku kiến nghị:

Hơn 30 năm nay, người dân xã Tân Sơn đã sử dụng diện tích vùng bán ngập phía dưới đập nước Biển Hồ để sản xuất lúa 01 vụ. Nhưng đến năm 2011, UBND tỉnh cho ngăn đập nước giữa Hồ A và Hồ B, nâng cao trình trữ nước lên, làm 42,9 ha ruộng của người dân trong vùng bán ngập bị ngập hoàn toàn không sản xuất được. Vì vậy, 133 hộ dân không có ruộng để canh tác nên đời sống rất khó khăn. Đề nghị UBND tỉnh có hướng hỗ trợ hợp lý, tạo điều kiện giúp bà con làm ăn phát triển kinh tế.

Kết quả giải quyết:

* Hồ chứa nước Biển Hồ B được xây dựng từ năm 1977, phần lòng Biển Hồ B nối với hồ Biển Hồ tự nhiên (Hồ A) bằng kênh thông hồ có cao trình đáy kênh bằng 738,0m, hồ chứa Biển Hồ B có cao trình mực nước dâng bình thường (MNDBT) là +745,0m, tràn xả lũ là hình thức tràn tự do (cao trình ngưỡng tràn bằng MNDBT). Diện tích đất ruộng (42,9 ha) theo kiến nghị của cử tri nằm trong mực nước dâng gia cường của hồ chứa trở xuống. Đây là khu vực có thời gian ngập dưới 6 tháng và thuộc phạm vi bảo vệ công trình (phía lòng hồ).

Hàng năm, khi Hồ B cấp nước tưới vụ Đông Xuân, mực nước hồ hạ xuống đến đâu thì nhân dân tận dụng để canh tác lúa nước 01 vụ.

Theo kết quả quan trắc, vận hành hồ chứa Biển Hồ B của đơn vị quản lý khai thác trước khi xây dựng đập ngăn giữa hồ A và hồ B (từ năm 2004 đến năm 2011): Mực nước cao nhất trong Hồ B về mùa mưa lũ nằm trên MNDBT là 0,65m (năm 2006), 0,31m (năm 2004); khoảng 0,77 m (năm 2006) và sau khi xây dựng đập ngăn giữa Hồ A và Hồ B (từ 2011 đến năm 2024): Mực nước cao nhất trong hồ B về mùa mưa lũ nằm trên MNDBT là 0,6Im (năm 2018), 0,18m (tháng 8 năm 2014); khoảng 0,38 m (tháng 9 năm 2014).

Do vậy cao trình mực nước dâng bình thường của hồ chứa trước và sau khi xây dựng đập ngăn hồ không thay đổi, thời gian đạt cao trình MNDBT dao động từ tháng 8 đến tháng 12.

Như vậy, việc xây dựng đập ngăn hồ (cao trình đỉnh đập là 745m bằng cao trình MNDBT Hồ B là 745m) không ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhân dân trong khu vực (Lý do: Người dân tận dụng phần diện tích này để sản xuất 01 vụ, khi nước Hồ B hạ xuống do điều tiết cấp nước tưới vụ Đông Xuân).

* Tỉnh Gia Lai diện tích đất rộng người thưa, nhưng quỹ đất dành cho công trình công cộng làm công viên, cây xanh phục vụ Nhân dân còn thiếu. Hiện tại, trên địa bàn tổ dân phố 3, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku có quỹ đất của Nhà khách Tỉnh ủy tại số 20 đường Lê Hồng Phong bỏ trống nhiều năm nay rất lãng phí. Đề nghị UBND tỉnh có hướng sử dụng quỹ đất này làm công viên cây xanh phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân.

Kết quả giải quyết:

Để giải quyết dứt điểm nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Pleiku, UBND tỉnh giao UBND thành phố Pleiku chủ trì giải quyết, cụ thể như sau:

- UBND thành phố Pleiku kiểm tra, xác định quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tại vị trí 20 Lê Hồng Phong được quy hoạch sử dụng đất vào mục đích gì. Trên cơ sở đảm bảo phù hợp với các cấp độ quy hoạch báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền việc sử dụng đất, sắp xếp xử lý tài sản công theo quy định.

- Đồng thời UBND thành phố Pleiku có trách nhiệm trả lời, thông báo cho cử tri thành phố Pleiku được biết vị trí đất trên được quy hoạch vào mục đích sử dụng đất gì để người dân được biết và không kiến nghị kéo dài.

images3104106-1nha.jpg
Ảnh: Internet

* Cử tri đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề đất 127 ha Công ty Sông Đà tại thôn 4, xã Trà Đa, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm sớm có phương án giải quyết cụ thể để người dân yên tâm sản xuất ổn định cuộc sống.

Kết quả giải quyết:

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 về việc thu hồi toàn bộ diện tích 127,1047 ha đất của Công ty cổ phần Sông Đà 4 và giao lại UBND thành phố Pleiku quản lý, sử dụng tại thôn 4, xã Trà Đa, thành phố Pleiku.

Liên quan đến việc bàn giao quỹ đất 127,1047 ha đất của Công ty cổ phần Sông Đà 4 tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku; Sở Tài nguyên và Môi trường đã có 03 văn bản đôn đốc gửi Công ty cổ phần Sông Đà 4 khẩn trương xử lý tồn tại và bàn giao quỹ đất 127,1047 ha cho UBND thành phố Pleiku đã được UBND tỉnh thu hồi tại Quyết định số 76/QĐ-ƯBND ngày 09/8/2021 (Công văn số 486/STNMT- QHĐĐ ngày 09/02/2022, Công văn số 1332/STNMT-QHĐĐ ngày 06/4/2022, Công văn số 1274/STNMT-QHĐĐ ngày 17/4/2023). Tuy nhiên, đến nay Công ty Cổ phần Sông Đà 4 không có động thái triển khai, không báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất tại địa phương.

Ngày 14/10/2024, UBND thành phố Pleiku có Báo cáo số 652/BC-UBND về việc tiếp nhận quỹ đất 127,1047 ha đất của Công ty cổ phần Sông Đà 4 tại xã Trà Đa, thành phố Pleiku. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có Công văn số 3929/STNMT-QHĐĐ ngày 17/10/2024 gửi Công ty cổ phần Sông Đà 4 về việc xử lý dứt điểm và bàn giao toàn bộ diện tích 127,1047 ha đất cho UBND thành phố Pleiku quản lý, sử dụng tại thôn 4, xã Trà Đa, thành phố Pleiku (Lần 4).

2. Cử tri huyện Kbang kiến nghị:

Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các làng đồng bào dân tộc thiểu số không còn làng đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2026 - 2030 .

Kết quả giải quyết:

Về chính sách hỗ trợ đối với địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016- 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Gia Lai; theo đó người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn này được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đến hết ngày 31/10/2026.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030; UBND tỉnh sẽ giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể theo đúng các quy định hiện hành.

3. Cử tri huyện Krông Pa kiến nghị:

* Theo Quyết định 527/QĐ-ƯBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 thì một phần diện tích đất tại buôn EKia, Buôn Sai (cũ) xã Ia Rsai đã đưa ra khỏi Quy hoạch rừng. Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn chưa được đo đạc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xem xét, sớm thực hiện đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định để đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân.

Kết quả giải quyết:

Việc đo đạc xác định diện tích đất của các Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh làm cơ sở bàn giao phần diện tích ngoài quy hoạch 03 loại rừng về địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 28/8/2020. Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán dự án: “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” theo Quyết định số 47/QĐ-STNMT ngày 27/3/2024. Dự án đang trong quá trình triển khai thực hiện.

Đề nghị UBND huyện Krông Pa phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai dự án; thông báo đến người dân trên địa bàn việc dự án đang được triển khai.

Sau khi dự án hoàn thành, trên cơ sở diện tích được bàn giao về cho địa phương quản lý, UBND huyện Krông Pa lập phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

* Hiện nay, trên địa bàn huyện Krông Pa nắng hạn kéo dài gây thiệt hại lớn đến cây trồng của người dân, nhất là cây mì (người dân phải trồng lại đến lần thứ 3, 4 nhưng tỷ lệ cây mì sống vẫn thấp). Tuy nhiên, theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì cây mì không được hỗ trợ.

Đề nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung cây mì (cây sắn) vào danh mục cây nông nghiệp được hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Kết quả giải quyết:

Về tình hình hỗ trợ thiệt hại do thiên tai đối với các loại cây trồng chưa được quy định trong Nghị định số 02/2017/NĐ-CP trong thời gian qua: Hàng năm UBND tỉnh đều hỗ trợ diện tích bị thiệt hại đối với các loại cây trồng chưa được quy định trong Nghị định số 02/2017/NĐ-CP (trong đó có cây mì), cụ thể:

Năm 2022 hỗ trợ kinh phí 540,66 triệu đồng (Quyết định số 186/QĐ- UBND ngày 23/02/2022 của UBND tỉnh Gia Lai: Hỗ trợ diện tích cây sắn (mì) bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 10 tháng đầu năm 2021 hỗ trợ huyện Krông Pa 502,52 triệu đồng, huyện la Pa 38,14 triệu đồng).

Năm 2023 hỗ trợ kinh phí 142 triệu đồng (Quyết định số 61/QĐ-ƯBND ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh Gia Lai về hỗ trợ kinh phí để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cây thuốc lá, đậu, ớt, mè, nấm rơm, dưa, mía, mỳ): Huyện Ia Pa được cấp kinh phí 66,3 triệu để hỗ trợ các loại cây (cây thuốc lá, đậu, ớt, mè, nấm rơm, dưa, mía, mỳ); huyện Krông Pa được cấp kinh phí 75,8 triệu đồng để hỗ trợ các loại cây (Đậu, dưa, ớt, mè, nấm rơm)).

Về tình hình hỗ trợ thiệt hại do thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh:

Hiện nay UBND tỉnh đang xem xét hỗ trợ diện tích bị thiệt hại 06 tháng đầu năm dự kiến khoảng 8.404 triệu đồng.

Đối với diện tích cây sắn (cây mì) của huyện Krông Pa rơi vào 06 tháng cuối năm, UBND tỉnh sẽ xem xét quyết định hỗ trợ theo quy định sau khi có tổng hợp đề xuất của các địa phương từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đề nghị UBND huyện Krông Pa khẩn trương rà soát diện tích bị thiệt hại do thiên tai đáp ứng tất cả các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách và các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ theo quy định. Đồng thời UBND huyện chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện để kịp thời hỗ trợ theo quy định tại Điều 10, Luật Ngân sách Nhà nước 2015.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

Tin buồn

Tin buồn

(GLO)- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Gia Lai công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lưu thông hàng hóa

Gia Lai công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lưu thông hàng hóa

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 840/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới, 2 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; 2 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước.

Nghị định 178/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Nghị định 178/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(GLO)- Ngày 31-12-2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/2024 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm công đoàn-Mừng Xuân, ơn Đảng”

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm công đoàn-Mừng Xuân, ơn Đảng”

(GLO)- Tối 30-12, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Ban Chấp hành CĐCS Công ty TNHH Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức bữa cơm thân mật gặp mặt tất cả đoàn viên, người lao động với chủ đề “Bữa cơm công đoàn-Mừng Xuân, ơn Đảng” với phương châm tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết.