Truyền thông pháp luật an toàn giao thông cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ thị xã An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Chiều 9-7, tại xã Song An (thị xã An Khê), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị truyền thông pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho hội viên phụ nữ năm 2024.

Đại biểu dự hội nghị truyền thông pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho hội viên phụ nữ năm 2024 tại xã Song An (thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Đại biểu dự hội nghị truyền thông pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho hội viên phụ nữ năm 2024 tại xã Song An (thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Dự hội nghị truyền thông pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông có đại diện lãnh đạo: Hội LHPN tỉnh, UBND xã Song An; lãnh đạo Hội LHPN thị xã cùng 100 cán bộ, hội viên phụ nữ thị xã An Khê.

Tại hội nghị, báo cáo viên của Ban An toàn giao thông tỉnh thông tin tình hình an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; cách nhận biết về một số biển báo giao thông đường bộ; những văn bản mới liên quan đến công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; một số văn bản mới về trật tự, an toàn giao thông; trách nhiệm của phụ nữ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Thông qua buổi truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ những vấn đề liên quan đến an toàn giao thông đang được cộng đồng và dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời xây dựng Câu lạc bộ “Phụ nữ với an toàn giao thông”, góp phần hạn chế tai nạn giao thông, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã An Khê ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ với an toàn giao thông” với 30 thành viên. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã An Khê ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ với an toàn giao thông” với 30 thành viên. Ảnh: Ngọc Minh

Dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã An Khê ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ với an toàn giao thông” với 30 thành viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chi hội trưởng của Hội LHPN 11 xã, phường trên địa bàn thị xã.

Theo kế hoạch, từ ngày 10 đến 19-7, Hội LHPN tỉnh sẽ tổ chức truyền thông pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho hội viên, phụ nữ năm 2024 tại các huyện: Chư Păh, Mang Yang, Đăk Đoa, Kbang và thị xã Ayun Pa.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.