Cộng đồng chung tay gìn giữ an ninh trật tự, an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai, nhân rộng các mô hình nhằm hạn chế tội phạm và tệ nạn xã hội cũng như giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.

Ngày 16-6 vừa qua, UBND xã An Phú (TP. Pleiku) tổ chức ra mắt mô hình “Làng tự quản về an ninh trật tự” tại làng Thung Dôr. Ban Quản lý mô hình có 8 thành viên là cấp ủy chi bộ, trưởng các chi hội, đoàn thể và người uy tín. Các thành viên có nhiệm vụ phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật, tuyên truyền, vận động người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Đại diện các khu dân cư, hộ gia đình ở xã Biển Hồ (TP. Pleiku) ký cam kết đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: P.D

Đại diện các khu dân cư, hộ gia đình ở xã Biển Hồ (TP. Pleiku) ký cam kết đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: P.D

Ông Thưnh-Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm Trưởng ban Quản lý mô hình-cho biết: Lợi dụng đêm tối, kẻ gian (chủ yếu từ nơi khác tới) đột nhập vào vườn hái trộm rau củ quả, trộm máy bơm, máy cắt cỏ; bắt trộm chó, mèo. Một bộ phận người dân vẫn chưa chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ. Do đó, 8 thành viên trong Ban chia thành 4 tổ phụ trách 4 khu dân cư để nắm bắt tình hình, tuyên truyền, vận động người dân tự phòng, tự quản, đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở; phối hợp cùng các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát địa bàn cũng như giám sát việc người dân chấp hành các quy định về an toàn giao thông (ATGT).

Vai trò tự quản của người dân là nội dung quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự, ATGT. Cuối năm 2021, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban ATGT tỉnh triển khai mô hình điểm “Bảo đảm trật tự, ATGT” tại phường Diên Hồng (TP. Pleiku).

Ông Đào Nam Sơn-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường kiêm Trưởng ban Quản lý mô hình-cho biết: Trên địa bàn phường có Trung tâm Thương mại Pleiku, trước đây có chợ đêm, bến xe nội tỉnh; 22 tuyến đường đặt tên với chiều dài gần 13 km, 72 tuyến đường hẻm, đường nhánh với chiều dài hơn 17 km... Địa bàn phường tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến trật tự, ATGT. Vì vậy, Ban Quản lý mô hình phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn; tổ chức 7 tổ dân phố đăng ký thực hiện các nội dung “Khu dân cư bảo đảm trật tự, ATGT”; tuyên truyền, vận động 2.881 hộ dân đăng ký thực hiện “Gia đình đảm bảo trật tự, ATGT”.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng, sau hơn 2 năm triển khai mô hình, ý thức của người dân về bảo vệ các công trình giao thông, hành lang ATGT đã được nâng lên. Bà con tích cực đóng góp duy tu giao thông, vi phạm ATGT giảm đáng kể.

Tại lễ ra mắt Làng tự quản an ninh trật, lực lượng Công an TP. Pleiku đã gắn đề can phản quang phía trước và sau xe công nông của người dân làng Thung Dôr. Ảnh: Phương Dung

Tại lễ ra mắt Làng tự quản an ninh trật, lực lượng Công an TP. Pleiku đã gắn đề can phản quang phía trước và sau xe công nông của người dân làng Thung Dôr. Ảnh: Phương Dung

Cuối tháng 5-2024, mô hình điểm đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Ban ATGT tỉnh nhân rộng tại xã Biển Hồ (TP. Pleiku). Đầu tháng 7 vừa qua, mô hình được triển khai tại huyện Phú Thiện và xã Ia Piar được chọn làm điểm.

Trao đổi với P.V, ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh-nhấn mạnh: Việc xây dựng và nhân rộng mô hình “Bảo đảm trật tự, ATGT” nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về trật tự, ATGT; nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật cũng như tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng khu dân cư. Qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và Mặt trận, các đoàn thể; phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, tổ chức xã hội, cơ quan, doanh nghiệp tại địa phương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cán bộ và người dân về công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Cùng với mô hình “Làng tự quản về an ninh trật tự” hay xã, phường “Bảo đảm trật tự, ATGT”, trên địa bàn tỉnh còn duy trì nhiều mô hình hiệu quả như “Tổ tự quản an ninh trật tự” tại các thôn, làng, tổ dân phố và “Khu dân cư tự quản về ATGT”. Các mô hình đã phát huy vai trò của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nếp sống văn minh, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Công văn số 101/UBND-NC về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN), công cụ hỗ trợ (CCHT) và pháo đảm bảo an ninh trật tự trong Tết Nguyên đán 2025.

Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm hỏi một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.