Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 tổ truyền thông cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Qua 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (giai đoạn 1: 2021-2025) tại 31 thôn, làng đặc biệt khó khăn, Hội Liên hiệp phụ nữ  huyện Chư Păh  đã thành lập 31 Tổ truyền thông cộng đồng với 298 thành viên.

Thành phần tham gia Tổ truyền thông cộng đồng gồm: trưởng thôn, trưởng ban công tác Mặt trận, người có uy tín. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh cũng đã thành lập và vận hành 7 câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi (đạt 100% kế hoạch).

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 Tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn, làng khó khăn sau 3 năm triển khai Dự án 8. Ảnh Minh Châu

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh thành lập 31 Tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn, làng khó khăn sau 3 năm triển khai Dự án 8. Ảnh Minh Châu

Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh củng cố, nâng cao chất lượng 15 mô hình Địa chỉ tin cậy tại 15 làng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; triển khai 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại địa bàn có đông người dân tộc thiểu số và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh đã thẩm định, lập danh sách chi trả cho 87 đối tượng với tổng số tiền 158,8 triệu đồng.

Các Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thu hút những người có uy tín tham gia để giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Minh Châu

Các Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thu hút những người có uy tín tham gia để giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em. Ảnh: Minh Châu

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình thành lập, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Păh tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến truyền thông giữa các Tổ truyền thông cộng đồng của các xã, thị trấn; tổ chức cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông xóa bỏ định kiến giới và bạo lực gia đình, các hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.

Trong đó, câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường Tiểu học và THCS số 1 Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya) đạt giải nhất ở cả 2 thể loại “thơ, hò, vè” và “pa nô, áp phích, tờ rơi, tranh”, đồng thời đạt giải tập thể có nhiều tác phẩm dự thi nhất.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.