Trung tâm tài chính quốc tế - biểu tượng khát vọng hùng cường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phát biểu tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế, mà còn là biểu tượng của khát vọng phát triển hùng cường, thịnh vượng trong kỷ nguyên số".

Ông đề nghị Quốc hội đồng thuận ban hành Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) ngay tại Kỳ họp thứ 9, khóa XV, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để hiện thực hóa chủ trương quan trọng này.

Hình thành hệ sinh thái tài chính hiện đại, kết nối toàn cầu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, thay mặt Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Media Quốc hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Media Quốc hội.

Theo Phó Thủ tướng, việc xây dựng các TTTCQT là một bước đi mang tính đột phá nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước nhanh, bền vững, nâng cao vị thế quốc gia và thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) là một chủ trương lớn, mang tầm chiến lược quốc gia, nhằm đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ tài chính quan trọng của khu vực và thế giới.

TTTC được hiểu là hệ sinh thái đa dạng các dịch vụ tài chính - ngân hàng, quỹ đầu tư, bảo hiểm, chứng khoán, sàn giao dịch tiền tệ, hàng hóa - tập trung tại một khu vực địa lý nhất định, với hệ thống dịch vụ hỗ trợ đồng bộ. Mô hình này được vận hành theo khung chính sách và thể chế đặc thù, vượt trội, nhằm thu hút nhà đầu tư quốc tế cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng cao.

Theo đánh giá quốc tế, mức độ phát triển của TTTC được xếp hạng theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI), dựa trên 5 trụ cột: môi trường kinh doanh, hệ sinh thái tài chính, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và uy tín thành phố.

Xác lập vị thế quốc gia, đón đầu dòng vốn quốc tế

Chính phủ khẳng định sự cần thiết xây dựng TTTCQT nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu, tạo cú hích tăng trưởng GDP “hai con số”, thúc đẩy phát triển hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, kinh tế số và khoa học - công nghệ. Mô hình TTTC sẽ kết nối Việt Nam với các trung tâm tài chính toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính từ sớm, từ xa, và đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ đón đầu dòng vốn, công nghệ, chất xám trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

TTTC cũng sẽ thúc đẩy an sinh xã hội thông qua việc tạo việc làm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, hình thành mạng lưới chuyên gia tài chính quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng sống tại địa phương nhờ sự phát triển của các dịch vụ tiện ích hiện đại.

Mục tiêu là năm 2025 thành lập TTTCQT tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng. Đến năm 2035 Việt Nam có TTTC nằm trong nhóm 75 trung tâm hàng đầu thế giới (bao gồm tiêu chí về fintech). Và đến năm 2045 phấn đấu vươn lên nhóm 20 trung tâm hàng đầu toàn cầu.

Tư duy quản lý sẽ được đổi mới mạnh mẽ theo hướng mở, linh hoạ

Chủ trương phát triển TTTCQT tại hai thành phố lớn đã được xác lập tại Kết luận số 47-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 15.11.2024 và các văn bản chỉ đạo tiếp theo.

Chính phủ đề xuất áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội so với pháp luật hiện hành, đi kèm các biện pháp giám sát rủi ro phù hợp. Tư duy quản lý sẽ được đổi mới mạnh mẽ theo hướng mở, linh hoạt, “không quản được thì phải tìm cách quản”, thay vì “không quản được thì cấm”.

Việc xây dựng TTTCQT sẽ tiến hành thận trọng nhưng quyết liệt, từng bước, có tổng kết đánh giá và sẵn sàng tận dụng thời cơ thuận lợi để thúc đẩy tiến độ.

Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương sẽ phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về TTTCQT, do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sẽ là văn bản khung, quy định nguyên tắc, định hướng và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết. Dự kiến có 8 Nghị định hướng dẫn thi hành, bao gồm: Thành lập TTTCQT; Cơ chế ưu đãi thuế, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán; Quản lý ngoại hối, fintech, lao động, visa, đất đai; Chính sách về các sàn giao dịch chuyên biệt; Thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp...

Toàn cảnh nghị trường. Ảnh: Media Quốc hội.

Toàn cảnh nghị trường. Ảnh: Media Quốc hội.

Trong dài hạn, từ sau năm 2030, Chính phủ sẽ tổng kết việc thực hiện để đề xuất xây dựng các luật riêng về TTTCQT và có cơ chế quản lý, vận hành theo chuẩn quốc tế. TTTCQT sẽ có mô hình quản lý riêng biệt gồm: Ban Chỉ đạo, cơ quan điều hành, cơ quan giám sát và Trung tâm trọng tài quốc tế - tương tự mô hình TTTC Dubai, Astana.

Ngôn ngữ chính thức trong giao dịch có yếu tố quốc tế là tiếng Anh; nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng luật nước ngoài trong một số giao dịch. Hoạt động giám sát được áp dụng theo cơ chế dựa trên rủi ro, phù hợp thông lệ quốc tế.

Ưu đãi vượt trội về thuế, tài chính, nguồn nhân lực Thuế TNDN ưu đãi tương tự khu kinh tế (10% trong 30 năm; miễn tối đa 4 năm đầu, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo); Miễn thuế TNCN cho nhân lực chất lượng cao; Ưu đãi về bảo hiểm, ngân hàng, tài chính xanh, giao dịch xuyên biên giới; Ưu tiên giao đất sạch, quy trình đầu tư nhanh gọn, linh hoạt; Chính sách thị thực và thường trú ưu đãi, chính sách lương – thưởng linh hoạt cho chuyên gia; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ ngân sách địa phương, khuyến khích doanh nghiệp tham gia;

Các thành viên TTTCQT được tự do huy động vốn, sử dụng ngoại tệ trong và ngoài lãnh thổ, không tính vào nợ nước ngoài của quốc gia. Cho phép thành lập ngân hàng nước ngoài 100%, chi nhánh ngân hàng quốc tế, và tổ chức tín dụng phi ngân hàng như fintech, quỹ đầu tư, cho vay ngang hàng.

Dự thảo đề xuất cho phép nhà đầu tư lựa chọn trọng tài quốc tế hoặc tòa án Việt Nam. Chính phủ cũng nghiên cứu thành lập tòa chuyên biệt để xử lý tranh chấp phát sinh trong TTTCQT, bảo đảm minh bạch, hiệu quả và tuân thủ thông lệ quốc tế.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội: Ủng hộ và thông qua dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại Kỳ họp thứ 9. Tích cực góp ý để hoàn thiện dự thảo, bảo đảm khả thi, hiệu quả. Ủng hộ chủ trương luật hóa mô hình TTTCQT và mở rộng phạm vi hoạt động khi đủ điều kiện.

(Theo Vân Hồng/VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Bản án nghiêm khắc cho 2 đối tượng lợi dụng lòng tin của người thân để trục lợi

Bản án nghiêm khắc cho 2 đối tượng lợi dụng lòng tin của người thân để trục lợi

Ngày 27.6, TAND TX An Nhơn tuyên phạt Trương Văn Cường (SN 1997, ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh) 10 năm tù giam về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;  làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Bùi Thị Thảo Hiền (SN 1997, ở phường Nhơn Thành, TX An Nhơn) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù giam
Tai nạn xe máy, thanh niên tử vong tại chỗ

Tai nạn xe máy, thanh niên tử vong tại chỗ

(BĐ) - Vào lúc 4 giờ 12 phút ngày 29.6, tại Km 12+400 QL 19C, thuộc thôn Hiệp Vinh 2, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm một thanh niên đi xe máy tử vong tại chỗ. Nạn nhân là anh Bùi Xuân Trường (SN 2001, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh).
Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

null