Trồng rau xanh đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cơn bão số 16 vào cuối năm 2017 đã khiến vườn rau xanh tăng gia trên các đảo Đá Đông B, Đá Tây A, Đá Tây B thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) bị thiệt hại nặng nề. Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Hải quân trên các đảo đang tất bật rửa mặn, phơi đất trồng lại rau để có rau ăn trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Đang lúi húi đóng lại mái, căng bạt che chắn lại khu vườn trồng rau, Trung sĩ Phan Hữu Nhớ-đảo Đá Tây B, cho biết: Cuối năm 2017, do ảnh hưởng bão số 16, những đợt gió mạnh và sóng lớn đã làm nước biển tràn ngập các khu vực trồng rau của đơn vị. Vườn rau đang xanh tốt với đủ các loại cải, mồng tơi, rau muống... bỗng chốc trở nên xơ xác, không còn gì. Đất trồng rau trên đảo còn bị nhiễm mặn hoàn toàn bởi muối biển. “Sau cơn bão, những bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ trên đảo hoàn toàn vắng bóng rau xanh”-Trung sĩ Nhớ than thở.

 

Chăm sóc rau xanh trên đảo. Ảnh: Minh Nguyễn
Chăm sóc rau xanh trên đảo. Ảnh: Minh Nguyễn

Theo Thượng úy Trần Đức Hạnh-Chính trị viên đảo Đá Tây B, để không làm ảnh hưởng đến bữa ăn của đơn vị, các chiến sĩ đã nhanh chóng dùng nước ngọt rửa mặn, bón thêm vôi rồi trải bạt ra phơi đất từ 2 đến 3 ngày, sau đó mới trồng lại. Khi Tết đang cận kề, các chiến sĩ phải tập trung mỗi người một việc: người phơi đất, người dựng lại mái che, người giăng lại bạt chắn gió… Ai nấy đều chạy đua với thời gian, mong sao rau kịp ra để phục vụ những bữa ăn ngày Tết. “Hiện đơn vị ưu tiên trồng rau mầm để khắc phục tình trạng thiếu rau xanh. Chỉ cần 5 đến 7 ngày sau khi gieo hạt là các chiến sĩ đã có rau mầm để ăn”-Thượng úy Hạnh cho biết.

Tương tự, vườn rau xanh trên đảo Đá Đông B mặc dù được cán bộ, chiến sĩ cẩn thận che chắn, gia cố lại để chống chọi với bão nhưng vẫn bị gió và sóng biển đánh tan tành. Đại úy Trần Văn Phương-Chính trị viên đảo Đá Đông B, cho biết, sau cơn bão, các bầu trồng rau xanh trên đảo hầu như đều bị nhiễm mặn và hư hại, chỉ giữ được mấy dây rau mồng tơi và rau bầu đất. Các chiến sĩ phải đem những chậu đất ra phơi, rửa mạn, bón thêm vôi và phân sau đó mới gieo lại. “Đến nay, vườn rau của đơn vị gần như được phục hồi, nguồn rau xanh đã đảm bảo tốt cho các bữa ăn hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ trên đảo và đáp ứng rau xanh trong dịp Tết này”-Đại úy Phương khẳng định.

 

Ảnh: Minh Nguyễn
Ảnh: Minh Nguyễn

Theo Đại tá Trần Minh Thuần-Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Trưởng đoàn công tác Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân, sau cơn bão số 16 có rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân trong cả nước đã quan tâm hỗ trợ các điểm đảo phục hồi, trồng lại rau xanh nhằm đáp ứng nhu cầu bữa ăn hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, đặc biệt là trong những ngày Tết. Cụ thể, TP. Đà Lạt và Hiệp hội Hoa Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ngoài việc tặng quà bằng hiện vật trị giá hơn 100 triệu đồng còn tặng hơn 40 tấn rau, củ, quả các loại; Công ty Hiếu Giang (tỉnh Lâm Đồng) tặng 2.000 kg phân vi sinh, 350 bao đất sạch dinh dưỡng; Công ty Hóa nông An Giang tặng 3 tấn phân bón hữu cơ và 50 kg hạt rau các loại; Công ty điện năng lượng mặt trời Trung Nam tặng 2 nhà kính trồng rau…

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.