Trái cây ngoại ồ ạt vào Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bình quân mỗi tháng, chúng ta chi 150 triệu USD để nhập khẩu rau quả, chủ yếu là trái cây. Riêng trái cây nhập từ Australia, Hoa Kỳ năm nay tăng từ 50% - 70%, khiến giá trái cây ngoại ngày càng rẻ.
10 tháng, chi hơn 1,5 tỷ USD “ăn” trái cây ngoại
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, 10 tháng qua, Việt Nam đã chi hơn 1,5 tỷ USD nhập khẩu rau quả, chủ yếu là trái cây. Nhập nhiều nhất là từ Hoa Kỳ (ước tính lượng trái cây nhập khẩu tăng đến 70%), Nam Phi tăng 39%, New Zealand tăng 38%, Trung Quốc tăng 36%, Chile tăng 21%... 
Chỉ riêng thị trường TPHCM trong 7 tháng đầu năm nay đã tiêu thụ khoảng 800 tấn cherry nhập khẩu; trong đó nhập từ Hoa Kỳ 349 tấn, từ Australia là 250 tấn. Tương tự, với quả việt quất, trong mùa vụ từ tháng 7 đến hết tháng 9-2019, quả việt quất tươi từ Hoa Kỳ nhập vào Việt Nam qua đường hàng không lên đến 350 tấn. Nhập nhiều, giá trái cây cũng rẻ hơn hẳn. Giá trái việt quất tươi năm nay chỉ 600.000 đồng/kg, trong khi các năm trước hơn 1 triệu đồng/kg. Trái cherry Hoa Kỳ khoảng 350.000 đồng/kg (năm 2018 giá 500.000 đồng/kg), cam Navel Australia khoảng 80.000 đồng/kg (năm 2018 giá 130.000 đồng/kg). 
Ngoài ra, nhiều trái cây khác cũng về nhiều và rẻ hơn như kiwi New Zealand, táo, nho Hoa Kỳ, quýt vàng Australia, lê Nam Phi… Theo đà giảm thuế của các hiệp định thương mại đã ký, dự kiến trái cây ngoại sẽ còn vào Việt Nam nhiều hơn do giá ngày càng rẻ.
 
Trái cây ngoại với giá ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng
Ngoài hệ thống các công ty nhập khẩu, năm nay, nhiều siêu thị lớn cũng đàm phán trực tiếp nhập khẩu trái cây ngoại. Đại diện hệ thống siêu thị Big C cho hay, nhờ nhập khẩu không qua trung gian, giá thành rẻ hơn, thời gian vận chuyển được rút ngắn nên chất lượng sản phẩm tốt và mua số lượng lớn sẽ có giá ưu đãi hơn.
Đặc biệt, Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng, liên tục đón các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến quảng bá, xúc tiến bán trái cây; các nhà nhập khẩu còn hỗ trợ siêu thị quảng bá dùng thử sản phẩm. Hiệp hội Việt quất Hoa Kỳ tại Việt Nam đã hỗ trợ phát triển thị trường, tổ chức các chương trình khuyến mãi tại 104 cửa hàng ở 35 tỉnh thành trong cả nước.
Tương tự, Taste Australia (đơn vị xúc tiến xuất khẩu trái cây của Australia tại Việt Nam) nhiều năm hỗ trợ các siêu thị quảng bá nên sản lượng trái cây từ Australia vào Việt Nam tăng liên tục hàng năm. Trong 5 tháng đầu năm nay, cherry nhập khẩu từ Australia lên đến 598 tấn (tăng 53% so với 392 tấn của năm 2018), lượng cam Australia nhập khẩu 4.694 tấn (năm ngoái chỉ 2.253 tấn). Việt Nam hiện là nhà nhập khẩu nho tươi lớn thứ 4 của Australia, đạt 7.761 tấn trong mùa vụ 2019 (tăng 50% so với 5.189 tấn của năm 2018).
Nỗi lo bảo quản kém, nhái thương hiệu
Khó có thể tin, ở một đất nước bốn mùa phong phú trái cây nhiệt đới như Việt Nam, người tiêu dùng Việt lại tiêu thụ mạnh và rất ưa chuộng trái cây nhập ngoại. Ngoài yếu tố khẩu vị lạ, mới, thì yếu tố trái cây “sạch” là một trong những lý do khiến người Việt chi mạnh tay dùng trái cây ngoại. Tuy nhiên, khi trái cây tươi hạ cánh thị trường Việt và lên bàn ăn của từng gia đình, yếu tố bảo quản an toàn vẫn còn là nỗi lo. Vì sao?
Trong chuyến khảo sát thị trường Việt Nam mới đây, ông Jeff Scott, Chủ tịch Hiệp hội Nho tươi Australia, nhận định: “Nho tươi Australia phải bán trong điều kiện nhiệt độ từ 1 - 4 độ C mới đảm bảo chất lượng và trái sẽ giòn, ngon. Tuy nhiên, phần lớn siêu thị Việt Nam bảo quản không đúng nhiệt độ đã làm nho không còn độ tươi, trái mềm, giảm vị ngọt”.
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), cho biết khi trái cây ngoại vào siêu thị, chợ đầu mối phải có đầy đủ giấy tờ; thùng hàng còn niêm chì, đúng nhiệt độ để bảo quản chất lượng… Tuy nhiên, khi trái cây ngoại ra các chợ truyền thống và xe đẩy bán trên vỉa hè, khó có thể đảm bảo độ tươi ngon, hoặc bị tráo nhãn mác xuất xứ. Ví dụ như nho Australia, nhưng thực tế nguồn gốc xuất xứ lại ở Trung Quốc. Một nỗi lo khác, đó là thói quen phun hoặc nhúng trái cây vào thuốc để giữ độ tươi bên ngoài.
 
Trái cây ngoại với giá ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng
Đại diện Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức khẳng định, sản phẩm khi nhập vào chợ theo từng container, thùng hàng lớn được niêm phong. Nếu trái cây nhúng thuốc hoặc tráo nhãn mác ngay trong chợ đầu mối rất khó, vì một kiện hàng có khi vài chục đến vài trăm trái. Tuy nhiên, hiện nay trái cây Trung Quốc thường “nhái” các nước có thương hiệu để bán với giá thành cao hơn, bởi tem nhãn mác giả được bán tràn lan ngoài thị trường và rất dễ mua.
Đơn cử, táo Trung Quốc có màu sắc giống táo New Zealand và táo Fuji Mỹ; nho, cherry Trung Quốc giống nho và cherry Mỹ, Australia từ màu sắc đến mùi vị nên rất khó phân biệt; lê Trung Quốc giống màu sắc với lê Hàn Quốc, nhưng vị lạt hơn… Thậm chí, cam Trung Quốc nhái cam Hà Giang (Việt Nam).
Nguyên nhân, sản phẩm này cùng một hạt giống, do trồng khác địa hình, thời tiết nên chỉ khác vị. Việc tráo đổi dán nhãn sai xuất xứ để bán với giá cao, chỉ có người bán mới nhận biết, còn người tiêu dùng không thể phân biệt được. Để an toàn, người tiêu dùng nên chọn mua trái cây từ hệ thống siêu thị lớn nhập khẩu trực tiếp.
Một vấn đề khác, trong khi chúng ta mạnh tay chi tiền nhập khẩu trái cây ngoại, thì trái cây Việt xuất khẩu đang trên đà giảm sút. Sức ép của trái cây ngoại đang đè nặng trái cây nội cả ở thị trường nước ngoài lẫn nội địa. Ngay thị trường Trung Quốc, nơi tiêu thụ lớn rau quả của Việt Nam, cũng chuyển sang nhập khẩu nhiều hơn các loại trái cây Thái Lan và châu Đại Dương do chất lượng ngon, giá ngày càng rẻ.
Thanh Hải (SGGP Online)

Có thể bạn quan tâm

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

Peugeot E-408 có thể chạy khoảng 400 km cho mỗi lần sạc, giá trên 1,1 tỷ đồng

(GLO)- Peugeot E-408, phiên bản chạy điện của mẫu SUV lai coupe 408, là một trong những điểm nhấn đáng chú ý tại Triển lãm Paris 2024. Dự kiến, đây sẽ là lựa chọn nổi bật trong phân khúc SUV coupe hạng C tại Việt Nam, với thiết kế độc đáo, sang trọng và khả năng vận hành thân thiện môi trường.

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

Honda Winner X: Sức mạnh đột phá, thiết kế thể thao đầy cá tính với giá trên 46 triệu đồng

(GLO)- Honda Winner X là mẫu xe côn tay thể thao mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế hiện đại. Chiếc xe có những cải tiến vượt bậc cả về công nghệ và kiểu dáng, Winner X nghiễm nhiên trở thành lựa chọn hàng đầu của giới trẻ đam mê tốc độ và phong cách.

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

(GLO)- Ford Mustang 2024 là một trong những mẫu xe thể thao đáng chú ý nhất hiện nay với thiết kế cơ bắp, hiệu suất ấn tượng và loạt trang bị tiện nghi hiện đại. Dòng xe này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận hành mạnh mẽ mà còn thu hút người dùng nhờ vẻ ngoài hầm hố, đậm chất thể thao.

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

(GLO)- Honda Transalp đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của dòng xe adventure tầm trung, mang đến trải nghiệm lái mạnh mẽ và ổn định. Với động cơ vượt trội và các công nghệ hỗ trợ tiên tiến, Transalp không chỉ phù hợp cho hành trình dài mà còn lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu khám phá.