Tổng duyệt chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tối 27-10, buổi tổng duyệt chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” diễn ra tại trụ đá Quảng trưởng Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku).

Dự buổi tổng duyệt có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch; lãnh đạo Sở văn hóa-Thể thao và Du lịch, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San; nhà thiết kế Minh Hạnh-Giám đốc sáng tạo (Công ty TNHH Việt Mốt), tổng đạo diễn chương trình.

Chương trình có sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, học sinh trường THPT Nội trú tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình có sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, học sinh trường THPT Nội trú tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình gồm các phần trình diễn bộ sưu tập áo dài, sưu tập thời trang 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông tương ứng với các gam màu chủ đạo, lấy cảm hứng từ thổ cẩm-di sản văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Người mẫu trình diễn thời trang trên nền nhạc dân gian mang âm hưởng Tây Nguyên với phần phụ họa của các nghệ nhân, diễn viên, nghệ sĩ múa, tái hiện không gian văn hóa cùng sắc màu của thổ cẩm.

"Gia Lai ơi" tái hiện dòng chảy văn hóa qua sắc màu thổ cẩm

"Gia Lai ơi" tái hiện dòng chảy văn hóa qua sắc màu thổ cẩm

Tham gia chương trình có 40 nghệ nhân đến từ tổ đan lát, câu lạc bộ dệt của tỉnh, 60 học sinh trường PTTH Nội trú tỉnh; nhóm nghệ nhân Jrai trình diễn nhạc cụ dân tộc; 80 người mẫu, nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San. Chương trình còn có sự tham gia của các diễn viên múa nổi tiếng, các ca sĩ Y Nhíp, Brice Liêm, Khang Ngọc, Phương Kat, thầy giáo 9X Thái Dương…

Sân khấu của "Gia Lai ơi" trước trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sân khấu của "Gia Lai ơi" trước trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Ảnh: Hoàng Ngọc

Với mong muốn tôn vinh thổ cẩm và những con người đã kế thừa, sáng tạo nên di sản vô giá này, NTK Minh Hạnh đã đưa những người dân tộc thiểu số từ làng lên sân khấu nghệ thuật. Đây cũng là thử thách không nhỏ đối với chị và các cộng sự. Tuy nhiên, sau buổi tổng duyệt, chương trình đã đạt được những mục tiêu đề ra.

Chương trình còn mang ý nghĩa tôn vinh các nghệ nhân-những người kế thừa và thực hành xuất sắc di sản văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình còn mang ý nghĩa tôn vinh các nghệ nhân-những người kế thừa và thực hành xuất sắc di sản văn hóa dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi” sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ 10 phút tối 28-10 tại trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết. Chương trình được Báo Gia Lai livestream tại các địa chỉ: Baogialai.com.vn hoặc Fanpage Báo Gia Lai điện tử, đồng thời được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai.

Một số hình ảnh tại buổi tổng duyệt:

Rước nước về làng

Rước nước về làng

Đội chiêng "nhí" đến từ huyện Kông Chro mang đến một tinh thần kế thừa di sản mạnh mẽ

Đội chiêng "nhí" đến từ huyện Kông Chro mang đến một tinh thần kế thừa di sản mạnh mẽ

Những nghệ sĩ chân đất trên sân khấu nghệ thuật

Những nghệ sĩ chân đất trên sân khấu nghệ thuật

Nét duyên của thiếu nữ Bahnar trong trang phục thổ cẩm

Nét duyên của thiếu nữ Bahnar trong trang phục thổ cẩm

Sân khấu chính của "Gia Lai ơi" tại trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết-biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, đồng thời là thông điệp của chương trình.

Sân khấu chính của "Gia Lai ơi" tại trụ đá Quảng trường Đại Đoàn Kết-biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, đồng thời là thông điệp của chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...