28-10 sẽ trình diễn chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm có chủ đề “Gia Lai ơi” của nhà thiết kế Minh Hạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm. Sự kiện do UBND tỉnh và Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) phối hợp tổ chức chào mừng các sự kiện văn hóa, du lịch lớn của tỉnh.

Theo đó, chương trình mang chủ đề thân thương “Gia Lai ơi” với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa, lịch sử, con người-những chủ nhân của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng. Trong đó, đêm thời trang nghệ thuật thổ cẩm sẽ diễn ra vào tối 28-10 tại trụ đá-Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Không chỉ giới thiệu, trình diễn các thiết kế lấy cảm hứng từ thổ cẩm của nhà thiết kế Minh Hạnh-Giám đốc sáng tạo của Vietmode, đêm diễn còn có hoạt động trình diễn nhạc cụ tre nứa, cồng chiêng cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác.

Giá trị vượt thời gian của thổ cẩm trở thành cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc
Giá trị vượt thời gian của thổ cẩm trở thành cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình, từ ngày 28-10 đến 13-11 tại khu vực nhà bát giác sau trụ đá sẽ có hoạt động trưng bày, thực nghiệm không gian văn hóa Gia Lai. Đó là không gian cà phê “From farm to cup” (từ nông trại đến ly cà phê), do nhóm khởi nghiệp sáng tạo không gian cà phê Gia Lai thực hiện nhằm tạo ra hoạt động trải nghiệm cà phê, tìm hiểu quy trình sản xuất cà phê chất lượng cao.

Nghệ nhân Gia Lai vẫn giữ được các công đoạn cổ truyền của nghề dệt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Gia Lai vẫn giữ được các công đoạn cổ truyền của nghề dệt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bên cạnh đó là không gian thổ cẩm Gia Lai gắn với các dân tộc Tây Nguyên gồm: trưng bày, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm truyền thống và cách tân; các sản phẩm dệt, đan lát, tượng gỗ... của các dân tộc giới thiệu ẩm thực truyền thống, sản vật đặc trưng; hình ảnh, tài liệu giới thiệu về du lịch, văn hóa, lịch sử con người Gia Lai. Nghệ nhân sẽ giới thiệu, trình diễn cho du khách về các thao tác, kỹ năng thực hành tại chỗ về nghề truyền thống.

Không gian thổ cẩm Gia Lai được tái hiện trong chương trình "Gia Lai ơi". Ảnh: Hoàng Ngọc

Không gian thổ cẩm Gia Lai được tái hiện trong chương trình "Gia Lai ơi". Ảnh: Hoàng Ngọc

“Gia Lai ơi” nhằm duy trì các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã cam kết với UNESCO. Trong đó, trang phục, hoa văn thổ cẩm là một trong những giá trị nổi bật cần bảo tồn, gìn giữ. Thông qua chương trình nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về hình ảnh, đất nước, con người Gia Lai với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa truyền thống phong phú, nhiều màu sắc; có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, gắn với hệ thống các di tích tiêu biểu, lâu đời. Qua đó, nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, nghề truyền thống, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Báo Gia Lai sẽ livestream đêm trình diễn nghệ thuật thời trang thổ cẩm "Gia Lai ơi" tại các địa chỉ: Baogialai.com.vn hoặc fanpage Báo Gia Lai điện tử. Chương trình cũng được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Gia Lai, và được các đài Phát thanh-Truyền hình trong khu vực nối sóng truyền hình.

Có thể bạn quan tâm

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.