Thủy lợi nhỏ ở Đak Pơ phát huy hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Cùng với các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tập trung duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi vừa và nhỏ do địa phương quản lý. Nhờ đó, các công trình này đã phát huy tốt năng lực tưới, giúp nông dân sản xuất ổn định.

Hiệu quả từ công tác duy tu, sửa chữa

Huyện Đak Pơ có 20 công trình thủy lợi, trong đó có 2 trạm bơm điện và 18 ao bàu, đập dâng phân bố rải rác tại 7 xã, thị trấn. Các công trình này cung cấp nước tưới cho khoảng 406,5 ha lúa nước và hoa màu, đạt 82,95% so với năng lực thiết kế. Ngoài ra, toàn huyện có 45,91 km kênh mương, trong đó có 33,86 km đã được kiên cố hóa, góp phần cung cấp nước tưới ổn định cho cây trồng. Hầu hết các công trình thủy lợi nhỏ do các tổ chức ở cơ sở và hợp tác xã quản lý, khai thác.

Cột đo mực nước tại hồ Hà Tam được xây dựng mới. Ảnh: Nguyễn Diệp ảnh 1

Cột đo mực nước tại hồ Hà Tam được xây dựng mới. Ảnh: Nguyễn Diệp

Để duy trì nguồn nước tưới thường xuyên cho cây trồng, hàng năm, từ nguồn vốn khoảng 800 triệu đồng, huyện Đak Pơ tập trung duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp thiết, đồng thời kiên cố hóa hệ thống kênh đáp ứng nhu cầu nước tưới cho người dân. Ông Trần Thanh (thôn 5, xã Hà Tam) cho biết: Tôi quản lý hồ chứa nước Hà Tam. Do quá trình xây dựng và khai thác đã lâu nên nhiều hạng mục của công trình bị xuống cấp. Mỗi khi vào mùa mưa, khi hồ tích nước, bà con sống quanh khu vực dưới thân đập không khỏi lo lắng. Năm 2022, được sự đầu tư của Nhà nước, nhiều hạng mục công trình đã được sửa chữa, nâng cấp kiên cố đảm bảo an toàn. Nhờ đó, bà con rất phấn khởi. Mừng nhất là có thêm 3.000 m kênh mương được kiên cố hóa giúp nông dân yên tâm sản xuất, không còn lo thất thoát nước như kênh đất trước đây.

Đập dâng Suối Cát được đầu tư, nâng cấp năm 2022. Ảnh: Nguyễn Diệp ảnh 2

Đập dâng Suối Cát được đầu tư, nâng cấp năm 2022. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo ông Trương Công Hạnh-Chủ tịch UBND xã Hà Tam: Trên địa bàn xã có hồ Hà Tam và đập dâng Suối Cát, còn lại chủ yếu là ao hồ nhỏ do người dân đào tích trữ nước phục vụ sản xuất. Những năm gần đây, tỉnh và huyện quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ Hà Tam và đập dâng Suối Cát giúp người dân sản xuất ổn định.

Hướng đến sự ổn định

Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ đã góp phần đáp ứng nhu cầu nước tưới, giúp người dân chủ động sản xuất, tăng năng suất lúa nước và hoa màu. Đặc biệt, trong khoảng 2 năm trở lại đây, huyện được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng hồ chứa Tầu Dầu 2; nâng cấp, sửa chữa hồ Hà Tam và đang tiếp tục nâng cấp, sửa chữa hồ Tà Ly 1 và Tà Ly 2 (xã Cư An) với kinh phí khoảng 12 tỷ đồng. Ngoài ra, từ nguồn vốn thủy lợi năm 2023 khoảng 800 triệu đồng, huyện đang tập trung duy tu, sửa chữa một số công trình như: kiên cố hóa hệ thống kênh mương hồ Tờ Đo (xã Phú An), đập ông Tài (xã Cư An), hồ đội 3 cũ (xã Tân An). Trong giai đoạn 2023-2025, huyện sẽ xây dựng hồ Cà Tung (xã Yang Bắc) cung cấp nước tưới khoảng 280 ha cây trồng.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Hàng năm, từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi, vốn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất lúa, huyện phân bổ cho các đơn vị liên quan và các xã, thị trấn rà soát những hạng mục hư hỏng để duy tu, sửa chữa kịp thời đảm bảo cung cấp nước cho người dân sản xuất. Bên cạnh đó, từng bước đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương để các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả năng lực tưới. Đặc biệt, hiện nay, nhiều hộ dân đã chủ động đầu tư hệ thống tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, ứng dụng công nghệ tưới mới vào sản xuất để giảm áp lực nguồn nước tưới.

Nhờ nước tưới ổn định, người dân sản xuất rau quanh năm. Ảnh: Nguyễn Diệp ảnh 3

Nhờ nước tưới ổn định, người dân sản xuất rau quanh năm. Ảnh: Nguyễn Diệp

“Hạ tầng thủy lợi của huyện đang từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hoàn thiện. Song hiện nay, huyện vẫn còn một số công trình không bảo đảm nước tưới thường xuyên đến cuối vụ. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ gặp khó khăn do vướng các văn bản. Một số công trình bị bồi lấp lòng hồ làm giảm trữ lượng nước tưới. Đặc biệt, biến đổi khí hậu dẫn đến các công trình dòng chảy vào mùa khô thường cạn kiệt nhanh gây khó khăn trong điều tiết nước tưới. Đây là những khó khăn cần sớm giải quyết để giúp người dân có nguồn nước ổn định phục vụ sản xuất nông nghiệp”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê tập huấn Chương trình OCOP cho 180 học viên

Chư Sê tập huấn Chương trình OCOP cho 180 học viên

(GLO)- Sáng 29-9, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) năm 2023 cho 180 học viên là phó chủ tịch UBND, cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã, thị trấn; trưởng các thôn, làng, tổ dân phố, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Hội thảo về quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê

Hội thảo về quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê

(GLO)- Sáng 29-9, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest và Công ty TNHH Đầu tư giao dịch hàng hóa TVT tổ chức Hội thảo "Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam-quản trị rủi ro giá nông sản nhìn từ thị trường cà phê Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng".
Krông Pa đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Krông Pa đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ các chủ thể trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã có 17 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2023, huyện sẽ có thêm 14 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Đak Pơ đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

Đak Pơ đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

(GLO)- Vụ mùa 2023, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã hỗ trợ và hướng dẫn bà con nông dân đưa giống lúa BĐR27 vào gieo trồng thử nghiệm. Mục tiêu mà huyện hướng đến là bổ sung bộ giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

 Gia Lai giám sát tại huyện Đak Đoa về phân cấp thu chi ngân sách

Gia Lai giám sát tại huyện Đak Đoa về phân cấp thu chi ngân sách

(GLO)- Chiều 26-9, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND huyện Đak Đoa về việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh Gia Lai ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ 2022-2025 trên địa bàn tỉnh.

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).