Đak Pơ ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Đak Pơ có 20 công trình thủy lợi với tổng diện tích tưới khoảng 490 ha cây trồng. Hàng năm, huyện chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình hồ đập, xây dựng hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Quan tâm đầu tư cải tạo

Trước đây, hồ chứa nước Klăh Môn (xã Yang Bắc) có diện tích rất nhỏ, lượng nước chứa vào mùa mưa chỉ đủ cho gần 10 hộ dân có ruộng lân cận gieo trồng 1 vụ lúa. Từ tháng 3 đến tháng 6, hồ cạn trơ đáy, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Trước tình hình đó, năm 2021, huyện Đak Pơ xuất ngân sách 2,2 tỷ đồng để xây dựng kênh mương, nạo vét mở rộng diện tích, nâng cấp dung tích hồ chứa. Sau gần 1 năm thi công, tháng 8-2022, công trình hồ chứa nước Klăh Môn đã hoàn thành với tổng diện tích 3.380 m2 cùng với hệ thống kênh mương kiên cố, đáp ứng nhu cầu tưới cho 4 ha lúa nước/vụ và gần 1 ha rau màu.

Công trình trạm bơm An Quý (xã Phú An, huyện Đak Pơ) đáp ứng nguồn nước tưới cho 162 ha lúa/năm và hơn 7 ha rau màu, cây trái của người dân thôn An Hòa. Ảnh: Ngọc Minh

Công trình trạm bơm An Quý (xã Phú An, huyện Đak Pơ) đáp ứng nguồn nước tưới cho 162 ha lúa/năm và hơn 7 ha rau màu, cây trái của người dân thôn An Hòa. Ảnh: Ngọc Minh

Giữa năm 2022, huyện trích 460 triệu đồng từ nguồn thực hiện chính sách và phát triển đất trồng lúa để xây dựng 525 m kênh mương vùng chuyên canh lúa nước trên địa bàn xã Tân An. Ông Nguyễn Văn Trọng-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tân An-cho biết: “Hiện phần lớn kênh mương đã được kiên cố hóa. Đối với một số kênh mương đắp bằng đất, trước mỗi vụ sản xuất, Ban Quản lý thủy lợi và người dân tổ chức nạo vét, gia cố, hạn chế thất thoát nước”.

Tại xã Hà Tam, sau 3 tháng khẩn trương thi công, cuối năm 2022, công trình đập dâng suối Cát đã hoàn thành việc nâng cấp, góp phần cung cấp nước tưới cho 9 ha lúa/năm của người dân thôn 2, hạn chế tình trạng khô hạn vào cuối vụ. Ông Đặng Văn Lượng-quyền Chủ tịch UBND xã Hà Tam-cho hay: “Được sự quan tâm của huyện, đập dâng suối Cát được tu sửa, kè hai bên mái ta luy; nạo vét đất cát bồi lấp khu vực phía trên đập. Sau khi hoàn thành, công trình được giao cho Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hà Tam vận hành, điều tiết nước cho những diện tích lúa, hoa màu phía hạ du; thường xuyên theo dõi, bảo quản, nâng cao hiệu quả sử dụng công trình. Hợp tác xã cùng các hội, đoàn thể có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ, nâng cao tuổi thọ các công trình thủy lợi”.

Phát huy hiệu quả

Gia đình anh Đinh Văn Hưng (làng Klăh Môn) có 4 sào lúa nước và hơn 1 ha mía gần hồ Klăh Môn. Hướng ánh mắt về phía ruộng lúa xanh tốt, anh Hưng phấn khởi nói: “Những năm trước, thời gian này, cánh đồng bỏ không, cỏ dại mọc um tùm. Năm nay, tôi gieo sạ đúng lịch thời vụ, lúa sinh trưởng phát triển tốt. Ngoài ra, tận dụng khoảnh đất bên hồ, tôi trồng cỏ nuôi bò. Sắp tới, tôi chuyển đổi 1 sào đất mía sang trồng rau màu để tăng thêm thu nhập cho gia đình”.

Nguồn nước dồi dào, giúp người dân xã Cư An, huyện Đak Pơ phát triển cây rau màu, nâng cao giá trị sản xuất. Ảnh: Ngọc Minh

Nguồn nước dồi dào, giúp người dân xã Cư An, huyện Đak Pơ phát triển cây rau màu, nâng cao giá trị sản xuất. Ảnh: Ngọc Minh

Sau khi được đầu tư cải tạo, công trình trạm bơm An Quý (xã Phú An) gồm 9 tổ máy đã cung cấp nước tưới cho 162 ha lúa/năm và hơn 7 ha rau màu, cây ăn quả của người dân thôn An Hòa. Ông Đỗ Quang (thôn An Hòa) cho hay: Những năm qua, nhờ có nguồn nước từ trạm bơm, bà con gieo trồng 2 vụ lúa nước, đồng thời đưa một số giống lúa mới vào gieo trồng nên năng suất lúa tăng từ 2 tấn lên 7 tấn/ha. Ngoài ra, nhiều hộ đã chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng rau củ quả và cây ăn quả. “Gia đình tôi hiện có 4 sào lúa, 3 sào rau củ quả và 7 sào trồng nhãn, bưởi. Song song với áp dụng khoa học kỹ thuật, cây trồng được tưới đầy đủ nước, phát triển tốt, năng suất cao. Hàng năm, gia đình thu nhập gần 200 triệu đồng, kinh tế ngày càng ổn định”-ông Quang phấn khởi.

Tương tự, gần 2 năm nay, nhiều hộ ở thôn Tân Định (xã Tân An) cũng được hưởng lợi từ hệ thống kênh chính của hồ Tầu Dầu 2. Ông Huỳnh Thế Linh-Trưởng thôn Tân Định-cho biết: Bà con dẫn nước từ kênh chính về các ao hồ để sản xuất 2 vụ lúa. Nhờ đó, diện tích lúa tăng lên 26 ha. Cũng nhờ nguồn nước dồi dào mà hơn 180 ha rau màu của người dân không sợ bị hạn. “Tuy nhiên, hồ Tầu Dầu 2 hiện chỉ có kênh chính, người dân rất mong Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống kênh nhánh dẫn nước về cánh đồng, giúp giảm chi phí, mở rộng diện tích sản xuất”-ông Linh cho biết thêm.

Trao đổi với P.V, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Hiệp thông tin: “Hàng năm, huyện ưu tiên nguồn lực để triển khai xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ nay đến cuối năm, Trung ương đầu tư cho huyện khoảng 13 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi Ta Ly 1 và Ta Ly 2 (xã Cư An) nhằm mở rộng diện tích tưới cho cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.