Đức Cơ ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để nâng cao năng lực tưới, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp trong tình hình hiện nay, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư cải tạo, sửa chữa nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn.

Anh Nguyễn Văn Hùng là một trong những hộ dân định cư tại làng Mới (nay là làng Dơk Ngo, xã Ia Dơk) từ năm 1995. Gia đình anh có 200 trụ hồ tiêu, khoảng 5 sào cà phê và 200 cây điều. Cũng như gần 80 hộ dân trong làng, nước bơm tưới cho toàn bộ diện tích cây trồng anh đều lấy từ hồ thủy lợi làng Mới. “Lúc bình thường thì hồ cung cấp đủ nước để phục vụ sản xuất của người dân. Nhưng đến mùa khô, hồ bị cạn, có thời điểm không đủ nước tưới nên ảnh hưởng đến năng suất”-anh Hùng cho biết. Còn anh Kpuih Luyến (làng Ghè) có hơn 100 cây cà phê và 50 cây điều ở làng Dơk Ngo. Anh chia sẻ: “Kinh tế gia đình tôi chủ yếu dựa vào khu vườn này. Tôi cũng như người dân ở đây rất mong hồ được cải tạo, mở rộng, chứa nước nhiều hơn để đảm bảo tưới cho cây trồng”.

 Khi các hồ thủy lợi được cải tạo, nâng cấp sẽ cấp đủ nước tưới, giúp tăng năng suất cây trồng. Ảnh: H.D
Khi các hồ thủy lợi được cải tạo, nâng cấp sẽ cấp đủ nước tưới, giúp tăng năng suất cây trồng. Ảnh: Hà Duy



Được biết, hồ chứa nước làng Mới được xây dựng vào năm 1982 nhằm cung cấp nước tưới cho 10 ha cây trồng. Đến năm 2010, UBND huyện đầu tư nâng cấp sửa chữa kiên cố hóa cụm đầu mối nhằm tăng diện tích tưới lên 22 ha cây công nghiệp và một số diện tích lúa phía hạ lưu dọc theo suối. Hiện nay, hồ làng Mới có chiều cao thân đập 9,8 m, diện tích mặt hồ khoảng 7,5 ha.

Ông Nguyễn Quốc Tư-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ-cho hay: “Nhằm nâng cao khả năng trữ nước của hồ, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư cải tạo, nâng cấp hồ làng Mới tại Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 24-6-2022. Việc nâng cấp dự kiến hoàn thành trong 2 năm 2022-2023 với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Các hạng mục đầu tư gồm: sửa chữa, gia cố mặt đập bằng bê tông, đắp bù các vị trí bị sạt lở tại mái hạ lưu đập, trồng cỏ và làm mới hệ thống rãnh thoát nước mái hạ lưu bằng bê tông; sửa chữa các vị trí gia cố mái thượng lưu bị sập hỏng bằng bê tông, xây dựng tường chắn mái thượng lưu đập; xử lý mối thân đập. Đồng thời, gia cố 90 m đoạn kênh dẫn vào tràn xả lũ bằng bê tông cốt thép, bổ sung tràn sự cố, lập quy trình vận hành hồ chứa; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho đập, hồ chứa nước; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước”.

Tương tự, hồ C5 được xây dựng từ năm 1982 nhằm cấp tưới nước cho 11 ha vườn cà phê của Nông trường 72. Năm 2007, UBND huyện đã đầu tư sửa chữa, kiên cố hóa cụm đầu mối, kênh và công trình trên kênh nhằm tăng diện tích tưới lên 17 ha lúa và 30 ha cây công nghiệp. Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, hiện nay, mái thượng-hạ lưu của hồ C5 đã bị xói lở, thân đập bị lún, có mối thân đập; tràn xả lũ, cống lấy nước bị hư hỏng, lòng hồ bị bồi lấp khoảng 12 ha; mương thoát nước sau chân đập cũng bị hư hỏng.

Để đảm bảo năng lực tưới cho diện tích cây trồng hiện tại của người dân cũng như phục vụ nhu cầu cho khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích các loại cây trồng khoảng 500 ha, huyện đã quy hoạch và đang triển khai nâng cấp hồ C5 với tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng. “Quy mô cải tạo gồm: sửa chữa, đắp bù mái hạ lưu đập, gia cố mái bằng trồng cỏ, làm mới hệ thống rãnh thoát nước mái đập, xây dựng thiết bị thoát nước hạ lưu đập; sửa chữa, kiên cố các hạng mục cửa tràn xả lũ bằng bê tông, gia cố hạ lưu tiêu năng bằng rọ thép bỏ đá hộc, làm mới cầu dân sinh qua tràn, gia cố mặt đập bằng bê tông, xây dựng tường chắn sóng; sửa chữa, thay thế van đóng mở cống lấy nước dưới đập và lập quy trình vận hành hồ chứa; phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho đập, hồ chứa nước; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước”-ông Tư thông tin.

Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND huyện Vũ Mạnh Định cho biết: “Việc sửa chữa, nâng cấp hồ C5 và hồ làng Mới là nhằm duy trì đảm bảo an toàn hồ đập phục vụ tưới nước cho diện tích sản xuất cho trên 70 ha cây trồng trong khu vực, đồng thời điều hòa khí hậu. Cùng với đó, tạo bước đột phá thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương”.

 

 HÀ DUY

 

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.