Thị trường bánh Trung thu thấp thỏm “ngóng” khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ còn 10 ngày nữa là tới Tết Trung thu, thế nhưng tại các quầy, cửa tiệm bán bánh Trung thu ở Phố núi, không khí bán mua vẫn khá buồn tẻ. Việc khách hàng chưa mạnh tay mua sắm khiến cho những người đang bán hay kinh doanh mặt hàng này thấp thỏm một nỗi lo chung.

Hơn nửa tháng nay, trên các tuyến đường chính ở TP. Pleiku như: Hùng Vương, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Trần Phú, Cách Mạng Tháng Tám… các quầy hàng bày bán bánh Trung thu thi nhau “mọc” lên, chủ yếu vẫn là những thương hiệu quen thuộc (Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica, Đồng Khánh…). Tới thời điểm này, khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, các quầy hàng vẫn rất vắng vẻ khách ra vào.

 

Các quầy bánh vắng khách. Ảnh: Hồng Thi
Các quầy bánh vắng khách. Ảnh: Hồng Thi

Theo đánh giá của nhiều chủ cửa hàng, thị trường tiêu thụ bánh Trung thu năm nay kém sôi động hơn mọi năm, sức mua cũng giảm hẳn. Nếu như năm ngoái, giờ này họ đã bán được hơn một nửa số bánh nhập về thì năm nay chỉ mới khiêm tốn ở mức 1/3.

Theo chị Nguyễn Thị Kim Hải-nhân viên bán hàng tại quầy bánh Trung thu Hữu Nghị (ngã tư Hoàng Văn Thụ-Trần Phú), bánh Trung thu Hữu Nghị tại thị trường Gia Lai năm nay có giá dao động từ 33.000 đồng đến 58.000 đồng/cái tùy theo loại nhân và trọng lượng bánh. Ngoài ra, còn có các dòng bánh cao cấp, thượng hạng với từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/hộp.

Đầu tiên phải kể đến là Nguyệt Vương Tri Ngộ giá 2.680.000 đồng/hộp (gồm 5 bánh 80g, 1 chai rượu Vang BIN888 và trà); tiếp đến là Thăng Long Đế Nguyệt giá 1 triệu đồng/hộp 4 bánh. “Chúng tôi bắt đầu bán từ ngày 22-8, lấy về 400 bánh thì tới giờ chỉ mới bán được khoảng 80 cái. Có ngày chờ hoài cũng chẳng thấy ai ghé mua. Hầu như nhân viên bán hàng nào cũng than không có khách”- chị Hải cho biết.
 

Bánh Trung thu “Trăng vàng”-dòng sản phẩm thượng hạng của Kinh Đô. Ảnh: Hồng Thi
Bánh Trung thu “Trăng vàng”-dòng sản phẩm thượng hạng của Kinh Đô. Ảnh: Hồng Thi

Còn hãng Kinh Đô, ở dòng bánh nướng truyền thống có giá từ 38.000 đồng đến 390.000 đồng/cái; bánh dẻo 35.000-60.000 đồng/cái. Đặc biệt, mùa Trung thu này, Kinh Đô còn tung ra loại bánh xanh (bánh chay) với 4 hương vị nhân: thập cẩm, trà xanh hạt hawai, đậu xanh hạnh nhân và mè đen hạt dưa với giá mỗi chiếc từ 50.000 đồng đến 55.000 đồng.

Ở dòng bánh Trung thu thượng hạng, Kinh Đô vẫn duy trì các sản phẩm Trăng vàng như năm ngoái. Cao tiền nhất là Trăng vàng Bạch Kim với giá 2,5 triệu đồng/hộp 12 bánh (loại 180g); giá 1,2 triệu đồng/hộp 6 bánh; kế đó là Trăng vàng Hoàng Kim có giá 800.000 đồng/hộp 4 bánh (200g); Trăng vàng Hồng Ngọc từ 550.000 đồng đến 720.000 đồng/hộp. Theo các nhân viên bán hàng thì dòng sản phẩm cao cấp này cũng nhận được sự quan tâm của các khách hàng Phố núi.
 

Các hộp bánh Trung thu nằm im lìm một góc tại cửa hàng Thùy Dung. Ảnh: Hồng Thi
Các hộp bánh Trung thu nằm im lìm một góc tại cửa hàng Thùy Dung. Ảnh: Hồng Thi

Anh Nguyễn Vũ Thịnh-Quản lý bán hàng, Công ty cổ phần Kinh Đô tại Gia Lai, cho hay: Trung thu năm nay, cả tỉnh Gia Lai, Kinh Đô có khoảng 180 quầy bánh của cả Công ty và tư nhân. Riêng địa bàn TP. Pleiku cỡ 90 quầy. Đến nay, khách hàng chủ yếu là các cơ quan, doanh nghiệp đặt mua bánh để làm quà. Người tiêu dùng thì vẫn chỉ lai rai, nhưng với thời tiết nắng đẹp thế này thì khả năng bánh không bị tồn đọng”. Anh Thịnh cũng lý giải thêm rằng: “Từ mùng 10 đến 13 Âm lịch mới là thời điểm nóng để tiêu thụ, khi đó sức mua sẽ tăng lên gấp đôi, gấp ba. Thành hay bại quyết định ở những ngày cận Tết Trung thu”.

Tương tự những quầy bánh ở vỉa hè, tại các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ trên địa bàn TP. Pleiku, tình hình mua bán cũng chẳng mấy khả quan. Tại những nơi này, bánh Trung thu với đủ chủng loại, kích cỡ,… phần lớn vẫn còn nằm im tại vị trí được bày bán. Theo quan sát của phóng viên, ngoài những cái tên nổi tiếng, ở đây còn có thêm các hãng bánh Trung thu khác như: Thanh Tâm, Kim Vân, Thành Công, Thanh Thủy, Đại Phát, Lubico… với giá cả cũng phải chăng.

 

Vui mừng vì khách hàng ghé thăm. Ảnh: Hồng Thi
Vui mừng vì khách hàng ghé thăm. Ảnh: Hồng Thi

Bà Phan Thị Thùy Dung- Chủ doanh nghiệp tư nhân Thương mại Thùy Dung (36/1 Trần Phú, TP. Pleiku), ngán ngẩm nói: “Năm ngoái, chúng tôi tiêu thụ được khoảng 1.000 bánh đủ loại, đủ hãng để bán. Năm nay từ giữa tháng 8 cũng lấy về nhiêu đó nhưng chẳng biết xong mùa có bán hết không. Tới giờ chỉ mới bán được cỡ 300 cái, chủ yếu khách hàng mua cho con cháu họ dùng trước, biếu tặng thì cũng cận ngày Rằm".

Bà Dung còn nói thêm: "Thường thì tới mùng 10 Âm lịch trở đi mới bán chạy nhưng không ai dám liều mà để dành khi bánh còn “đọng” nhiều. Bởi các công ty bánh chỉ chấp nhận mình trả hàng lại trong duy nhất ngày mùng 10 để họ luân chuyển đến bán ở nơi khác, nếu mình để lại mà bán không hết thì lỗ mình phải chịu”.
 

Bánh Trung Thu Mesa (Tam Ba) chính thức “chào hàng” mùa Trung thu này được 2 ngày. Ảnh: Hồng Thi
Bánh Trung Thu Mesa (Tam Ba) chính thức “chào hàng” mùa Trung thu này được 2 ngày. Ảnh: Hồng Thi

Bên cạnh các hãng bánh trên, bánh Trung thu “made in Gia Lai” với tên gọi Mesa do Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ Tam Ba sản xuất cũng bắt đầu tung ra bán lẻ trên thị trường vào hôm qua (8-9). 7 năm “ra lò” và tồn tại trên thị trường, Mesa cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng Phố núi.

Chị Lưu Như Trân- Trưởng phòng Hành chính-Nhân sự của Công ty, cho biết: Năm nào Tam Ba cũng cho ra lò khoảng 70.000 bánh, chủ yếu đưa đi bán ở thị trường Hà Nội, Quy Nhơn và một số tỉnh thành khách như Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh. Riêng tại Gia Lai thì cũng phân bổ về các đại lý ở các huyện, thị xã. Giá bánh từ 36.000 đồng đến 250.000 đồng/bánh với đủ loại nhân và trọng lượng. Tới thời điểm này đã bán sỉ được 6.000 cái, còn bán lẻ tại cửa hàng thì cũng chưa được bao nhiêu. Sức mua dường như yếu hơn mọi năm.

Chị Trân cũng cho biết thêm, trong 5 ngày cuối cùng trước Tết Trung thu, Tam Ba sẽ tiến hành giảm giá bánh cho khách hàng từ 5% đến 10%.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm