Sổ tay phóng viên: Cà phê giả-mối họa âm ỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tệ nạn sản xuất và buôn bán cà phê giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng, thực trạng này còn đe dọa tới uy tín ngành hàng. Đã đến lúc siết lại toàn bộ chuỗi sản xuất-phân phối-tiêu thụ và kiên quyết xử lý mạnh tay các đối tượng cố tình trục lợi bất chính.

phuong-tien-doi-tuong-su-dung-de-san-xuat-ca-phe-gia-anh-ht.jpg
Phương tiện đối tượng sử dụng để sản xuất cà phê giả. Ảnh: H.T

Từ cuối năm 2024 đến nay, nhiều vụ sản xuất, buôn bán cà phê giả tại Gia Lai đã bị lực lượng chức năng phát hiện và xử lý. Dưới vỏ bọc “cà phê sạch”, “100% cà phê nguyên chất”, các sản phẩm giả có hàm lượng caffeine thấp hơn 70% so với mức tối thiểu TCVN 5251:2015, tiêu chuẩn quốc gia cà phê bột; hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn. Sản phẩm giả được tẩm ướp, trộn phụ gia, hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ vào cà phê.

Cà phê giả có thể tạo bọt sánh đặc, mùi thơm nồng hơn cả cà phê thật nhờ hóa chất tạo hương. Các phương thức, thủ đoạn phổ biến là các đối tượng chế biến thủ công tại các cơ sở quy mô nhỏ lẻ, dùng thương hiệu mạo danh các doanh nghiệp lớn và bán online qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, hoặc bỏ mối cho các quán cà phê bình dân.

Điển hình là ngày 22-5-2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh khởi tố 1 vụ/1 bị can về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm (cà phê bột). Trước đó, vào ngày 15-4-2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế phát hiện ông Hồ Ngọc Hải (SN 1969; trú tại 29 Nguyễn Viết Xuân, TP. Pleiku) có hành vi sản xuất, buôn bán tổng cộng 107 kg cà phê mang nhãn hiệu Hồng Hải giả có hàm lượng caffeine 0,34%-0,68%, thấp hơn 70% so với mức tối thiểu TCVN 5251:2015 tiêu chuẩn quốc gia cà phê bột; hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa (hàm lượng caffeine tự công bố trên bao bì ≥1%).

Gần đây nhất, vào ngày 10-6-2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế tiếp tục phát hiện vụ việc có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cà phê bột (nhãn hiệu THỊNH COFFEE) tại Hộ kinh doanh Dương Thị Hằng (địa chỉ 65/11 Lê Thị Riêng và địa điểm tại 29/4 Đồng Tiến, TP. Pleiku).

Phòng Cảnh sát Kinh tế đã tiến hành tạm giữ 269,5 kg cà phê bột nhãn hiệu THỊNH COFFEE, 242 kg nguyên liệu và máy móc liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm cà phê bột. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá. Ngày 14-6-2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan về tội sản xuất buôn bán, hàng giả là thực phẩm.

dieu-tra-vien-phong-cskt-doc-lenh-khoi-to-vu-an-khoi-to-bi-can-doi-voi-nguyen-hoang-vu-ve-hanh-vi-san-xuat-ca-phe-gia-anh-huu-truong.jpg
Điều tra viên đọc lệnh khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàng Vũ về hành vi sản xuất cà phê giả. Ảnh: Hữu Trường

Hay trước đó, ngày 23-1-2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1993, trú tại TP. Pleiku) về hành vi tổ chức, chỉ đạo pha trộn, sản xuất cà phê giả nhãn hiệu cà phê Uyên để bán ra thị trường với số lượng lớn.

Các đối tượng sản xuất thực phẩm giả sẵn sàng đánh đổi sức khỏe người tiêu dùng lấy siêu lợi nhuận trước mắt, trong khi người tiêu dùng chưa có đủ nhận thức và kỹ năng phân biệt cà phê thật-cà phê giả, cộng với tâm lý ham rẻ, cả tin vào quảng cáo đã tiếp tay cho vấn nạn này. Một ly cà phê buổi sáng tưởng để tỉnh táo, lại có thể đang đầu độc người dùng từng ngày. Các loại hóa chất tạo màu, tạo hương và phụ gia trong cà phê giả dễ dẫn đến gây tổn thương gan, thận, tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài.

Nạn cà phê giả làm méo mó thị trường cà phê nội địa, các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị ảnh hưởng nặng nề. Đây không chỉ là câu chuyện của vài cơ sở sản xuất, mà là vấn nạn của đạo đức kinh doanh, của trách nhiệm quản lý nhà nước và của ý thức cộng đồng. Đã đến lúc cùng lên tiếng, cùng hành động để bảo vệ sự trong sạch của thị trường, bảo vệ sức khỏe người dân và giữ gìn uy tín cho ngành hàng cà phê chế biến.

Thiết nghĩ, ngành chức năng cần siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ các cơ sở sản xuất, đại lý phân phối; đẩy mạnh kiểm tra hàng hóa lưu thông trên sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp làm cà phê xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, mã QR sản phẩm, tem chống giả. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình chỉ dẫn địa lý, phát triển cà phê đặc sản gắn với vùng trồng, từ đó từng bước dẹp bỏ cà phê trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null