Sinh viên Việt vượt qua khó khăn chiến tranh, hoàn thành khóa tu nghiệp ở Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các giảng viên và các chủ trang trại nơi các sinh viên đến thực tập ở Israel đánh giá cao các sinh viên Việt Nam và mong muốn có thêm nhiều sinh viên Việt Nam đăng ký sang thực tập.
Các sinh viên Việt Nam chụp ảnh chung tại lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Đức Trung/TTXVN)

Các sinh viên Việt Nam chụp ảnh chung tại lễ tốt nghiệp. (Ảnh: Đức Trung/TTXVN)

Ngày 29/8, 39 tu nghiệp sinh nông nghiệp của Việt Nam đã tham dự lễ tốt nghiệp khóa đào tạo ngắn hạn tại phân hiệu Kfar Silver, thuộc Trung tâm đào tạo nông nghiệp quốc tế Agrostudies tại Israel.

Phân hiệu Kfar Silver thuộc miền Nam Israel, nằm cách biên giới với Dải Gaza gần 15km. Hầu hết các sinh viên qua đây sau thời điểm cam go nhất của cuộc chiến tại Dải Gaza.

Tuy nhiên, cuộc sống sinh hoạt và học tập của các sinh viên vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ, như tâm lý lo sợ khi lần đầu tiên nghe tiếng còi báo động tên lửa hay phải học trực tuyến trong một thời gian dài trước khi trở lại lớp học.

Ông Shai Ohayon, Giám đốc phân hiệu Kfar Silver, cho biết tại phân hiệu hiện có tổng cộng có 700 sinh viên quốc tế đang theo học.

Thời gian nổ ra cuộc chiến tại Dải Gaza là quãng thời gian khó khăn không chỉ với các bạn sinh viên, giảng viên mà cả với mọi người dân Israel.

Các điều phối viên đã đến tận nơi ở và các trang trại để gặp gỡ trực tiếp sinh viên, thường xuyên tổ chức các cuộc tư vấn online, hướng dẫn các sinh viên về các quy định và kỹ năng an ninh an toàn, tìm hầm trú ẩn.

Tiếp xúc với sinh viên Việt Nam, ông Ohayon rất ngạc nhiên khi thấy các sinh viên đều thể hiện sự trưởng thành trong suy nghĩ. Ông nói: “Khi nổ ra cuộc chiến tại Gaza, đây là quãng thời gian khó khăn nhất đối với trung tâm chúng tôi. Có lúc chúng tôi muốn dừng lại. Nhưng chính các em đã truyền thêm sức mạnh để chúng tôi tiếp tục chương trình học tập.”

Ông Ohayon cho biết thêm ông có thiện cảm với các sinh viên đến từ Việt Nam bởi tính cách dễ mến, không ồn ào và thể hiện nét văn hóa có chiều sâu.

Các sinh viên Việt Nam luôn được đánh giá tốt bởi các giảng viên và các chủ trang trại nơi các sinh viên đến thực tập. Cá nhân ông Ohayon mong muốn năm tới sẽ có thêm nhiều sinh viên Việt Nam đăng ký thực tập để trung tâm Agrostudies có thể chia sẻ nhiều hơn nữa các kinh nghiệm và kiến thức trong phát triển nông nghiệp.

Tu nghiệp sinh Nguyễn Thị Cẩm Tú, sinh viên Đại học Vinh, chuyên ngành Nông học, tâm sự khi tham gia chương trình tu nghiệp sinh tại Israel, ngoài thời gian học ở trường em được thực tập tại trang trại. Em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệp và tiếp cận được các công nghệ cao của Israel. Hôm nay em được nhận chứng chỉ tốt nghiệp, hy vọng sau khi về Việt Nam sẽ áp dụng những gì học hỏi được để góp phần vào phát triển bản thân và đóng góp cho nền nông nghiệp nước nhà.

Cùng tốt nghiệp khóa đào tạo và thực tập 10 tháng lần này, ngoài 39 sinh viên của Việt Nam còn có hơn 400 sinh viên đến từ các quốc gia khác như Lào, Campuchia, Zambia, Tanzania, Philippines.

Theo Vũ Hội-Đức Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.