R’com Hlung: Lão nông Jrai mê làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông R’com Hlung (làng Bui, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người rất mê làm giàu. Ở tuổi ngoài 60, ông vẫn tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Từ năm 2004 đến nay, ông R’com Hlung nhiều lần đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cũng như nhiều người dân làng Bui, ông R’com Hlung bắt tay trồng cà phê. Vì thiếu tiền đầu tư cộng với nguồn cây giống khan hiếm, ông đành tự ươm giống hoặc tìm cây con từ nơi khác về để trồng. Do chưa nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc nên vườn cà phê sinh trưởng kém, năng suất thấp.

Những năm 1998-2000, mỗi khi xã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, ông Hlung đều sắp xếp thời gian tham gia. Sau khi được tập huấn, ông tìm đến Viện Khoa học kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên để mua cây giống cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng về trồng.

Ông cũng áp dụng kiến thức học được vào vườn cây của gia đình. Qua mỗi vụ sản xuất, ông không chỉ rút ra kinh nghiệm thực tế mà còn chủ động áp dụng các kỹ thuật mới để tăng năng suất cây trồng theo hướng bền vững. Đồng thời, ông chủ động lựa chọn cây cà phê sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, cho chất lượng quả đồng đều để nhân giống mở rộng diện tích hoặc ghép cải tạo vườn cây.

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vườn sầu riêng của gia đình ông R’com Hlung luôn đảm bảo về năng suất, chất lượng. Ảnh: S.C

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vườn sầu riêng của gia đình ông R’com Hlung luôn đảm bảo về năng suất, chất lượng. Ảnh: S.C

“Đặc biệt, khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, tôi chỉ sử dụng nguồn phân bò để bón cho vườn cây. Toàn bộ quy trình chăm sóc đều được cập nhật vào nhật ký nông hộ. Việc phun thuốc, xử lý cây bị bệnh đều tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ đó, vườn cà phê 1,1 ha của gia đình luôn đạt sản lượng bình quân 6-7 tấn nhân/năm”-ông Hlung cho biết.

Trên diện tích cà phê, ông Hlung còn chăn nuôi heo, gà, ngan kết hợp trồng xen một số loại cây ăn quả như sầu riêng, măng cụt, thanh long, bơ, nhãn để đa dạng nguồn thu nhập. Với 1,1 ha cà phê, hơn 40 cây sầu riêng và 3 sào ruộng lúa nước, gia đình ông thu về 500-600 triệu đồng/năm sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư. Khi có nguồn tích lũy, ông đầu tư mua máy phun thuốc, máy cày, máy xay xát, máy cắt cỏ… phục vụ sản xuất. Nhờ đó, gia đình đã giảm bớt chi phí thuê nhân công lao động.

Chỉ về phía bầy ngan và gà hơn trăm con ở phía góc vườn, ông Hlung cho hay: “Tôi đang tập trung phát triển chăn nuôi gà, ngan. Mặc dù lợi nhuận không bằng trồng cà phê nhưng chăn nuôi gà, ngan cho thu nhập đều đặn quanh năm từ bán con giống, trứng, thịt. Kỹ thuật lẫn kinh nghiệm chăn nuôi thực tế đã có, thức ăn thì tận dụng sẵn nguồn cám, lúa tự sản xuất, tôi cứ vậy mà làm thôi”.

Ông R'com Hlung đầu tư chăn nuôi bò để chủ động nguồn phân bón hữu cơ cho vườn cà phê. Ảnh: S.C

Ông R'com Hlung đầu tư chăn nuôi bò để chủ động nguồn phân bón hữu cơ cho vườn cà phê. Ảnh: S.C

Những kiến thức học hỏi được và kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm, ông Hlung không ngại chia sẻ với bà con dân làng. Ông Ksor Wuih cho hay: “Hồi trước, bà con bắt chước trồng theo người khác chứ không biết cách chọn cây giống, bón phân. Vì vậy, cà phê hay bị chết, lại không ra nhiều quả.

Sau này, nhờ ông Hlung bày cho cách chọn cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc nên cà phê của bà con đều sinh trưởng, phát triển tốt. Cũng nhờ ông Hlung nhắc nhở nên hễ có lớp tập huấn nào là bà con đăng ký tham gia, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất để vươn lên ổn định cuộc sống”.

Từ chỗ khó khăn, người dân làng Bui bây giờ không còn lo thiếu ăn, thiếu mặc. Bên cạnh nguồn thu nhập chính từ cây cà phê, bà con đã biết đa dạng mô hình sản xuất, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng vào phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bơ, mít, chuối… “Nhờ học hỏi ông Hlung mà nhiều hộ trong làng biết cách làm ăn, nâng cao thu nhập”-ông Wuih chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Dư-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng-nhận xét: Ông R’com Hlung là một trong những hội viên đi đầu trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Từ năm 2004 đến nay, ông nhiều lần đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

“Cho dù lớn tuổi nhưng hầu như ông Hlung không bao giờ vắng mặt trong các buổi tập huấn về khoa học kỹ thuật do Hội Nông dân xã tổ chức. Sau tập huấn, thấy mô hình hoặc nội dung gì phù hợp, thiết thực là ông áp dụng làm theo, không ngại hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho bà con. Tinh thần cầu tiến học hỏi của ông được nhiều người mến phục”-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.