Bà Nguyễn Thị Thanh Nga-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy-cho biết: Trên cơ sở Nghị quyết số 02-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Ban Dân vận Huyện ủy tham mưu giúp Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Huyện ủy, Mặt trận và các đoàn thể huyện, các tổ chức cơ sở Đảng, các địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang tổ chức Lễ trao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn huyện. Ảnh: Thanh Nhật |
Ban Thường vụ Huyện ủy phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách làng trọng điểm về an ninh chính trị và yếu về hệ thống chính trị, kinh tế-xã hội xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết. Tất cả có 52 cơ quan, đơn vị phụ trách 21 làng (gồm 7 làng còn tiềm ẩn về an ninh chính trị, 4 làng an ninh nông thôn chưa được đảm bảo, 2 làng hoạt động của hệ thống chính trị còn yếu và 8 làng kinh tế-xã hội còn khó khăn).
Làng Pyầu (xã Lơ Pang) là làng đặc biệt khó khăn. Hệ thống chính trị của xã đã thường xuyên tuyên truyền người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong sản xuất và đời sống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Cùng với đó, thực hiện sự phân công của Ban Thường vụ Huyện ủy, 2 đơn vị là Điện lực Mang Yang và Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kông Chiêng (làng Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) phối hợp cùng hệ thống chính trị của xã Lơ Pang tập trung giúp người dân làng Pyầu thực hiện cuộc vận động, gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với cách làm thiết thực.
Dựa trên yêu cầu của người làng, các đơn vị được phân công triển khai kế hoạch hỗ trợ phù hợp, như việc hỗ trợ sinh kế cho hộ ông Drat và ông Chôm, mỗi hộ một cặp heo giống để phát triển chăn nuôi.
Ông Chôm bộc bạch: “Gia đình tôi thường xuyên được xã và các đơn vị giúp đỡ đến tìm hiểu thăm hỏi, động viên, được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, cách làm ăn, cách sản xuất, trồng rau sạch và cây ăn quả, chi tiêu hợp lý để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và thoát nghèo, tự lực vươn lên và không trông chờ ỷ lại Nhà nước”.
Thanh niên xã Đak Ta Ley trao đổi về tuyên truyền vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS. Ảnh: Thanh Nhật |
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phát hành Sổ tay tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, cấp 1.203 cuốn sổ tay đến cán bộ, đảng viên và cán bộ làm công tác tuyên truyền. Các xã, thị trấn niêm yết tuyên truyền nội dung cuộc vận động tại các điểm nhà sinh hoạt cộng đồng.
Hàng năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hướng dẫn các xã, thị trấn căn cứ vào tình hình địa phương lựa chọn, xây dựng 1 đến 2 nội dung trong 10 nội dung nếp nghĩ, 10 nội dung cách làm, chọn khu dân cư xây dựng mô hình thực hiện.
Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam huyện tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo DTTS các mô hình để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Giai đoạn 2021-2023, từ nguồn lực huy động, huyện xây 7 căn nhà đại đoàn kết, trao nhiều mô hình sinh kế với tổng trị giá gần 500 triệu đồng cho hộ nghèo, cận nghèo.
Bà Đỗ Thị Hương-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng-cho biết: “Thị trấn hiện có 3 làng DTTS gồm Đê Ktu, Đê Kốp Duol, Đê Hrel. Từ năm 2021 đến nay, MTTQ Việt Nam thị trấn đã triển khai xây 3 căn nhà cho hộ nghèo và sửa chữa 3 nhà cho hộ khó khăn; trao 8 mô hình sinh kế và hỗ trợ nhiều hộ nghèo và hộ cận nghèo khác phát triển kinh tế. Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm còn 3,95%, cận nghèo còn 7,34%”.
Xã Đê Ar thuộc vùng khó khăn với 100% hội viên là người DTTS. Theo sự phân công, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên và người dân thực hiện phong trào “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”.
Chị Mru-Chủ tịch Hội LHPN xã-thông tin: “Hội đẩy mạnh tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ giúp chị em nhận thức tảo hôn, lấy vợ lấy chồng trước tuổi kết hôn theo Nhà nước quy định là vi phạm pháp luật.
Hội LHPN xã đã thành lập Câu lạc bộ “Nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống” tại làng Ar Trớ. Thông qua các buổi sinh hoạt, các thành viên đã ký cam kết không để con cái kết hôn khi chưa đủ tuổi quy định. Nhận thức của hội viên phụ nữ về hôn nhân và gia đình được nâng lên, tình trạng tảo hôn giảm đáng kể”.
Từ Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, nhiều hộ đồng bào DTTS huyện Mang Yang đã được hỗ trợ con giống để phát triển chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nhật |
Công tác vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cũng được Hội LHPN xã quan tâm triển khai, nhất là với phong trào “Hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua đó, giúp hội viên phụ nữ DTTS xóa bỏ hủ tục lạc hậu, nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, tích lũy nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Chị Đơr (làng Kret Krot, xã Hà Ra) cho biết: “Trước đây nhà mình chỉ trông chờ vào 6 sào mì, vài con gà và đi làm thuê. Mình được cán bộ Hội Phụ nữ xã hướng dẫn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để trồng, chăm sóc thêm cà phê và được tập huấn khuyến nông và kỹ thuật sản xuất, thực hành tiết kiệm. Từ đó, nhà mình dần vượt qua khó khăn, đời sống đã ổn định”.
Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mang Yang Nguyễn Văn Tha, việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo. MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội, các ban, ngành, các xã, thị trấn trong huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động thực hiện trong thời gian tới.
Cụ thể hóa hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện, thường xuyên báo cáo theo định kỳ, nhất là mặt khó khăn và hạn chế còn tồn tại để thường trực Huyện ủy theo dõi, chỉ đạo kịp thời. Thường xuyên tư vấn, hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất, chăn nuôi, chi tiêu gia đình để hộ DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Tổ chức khảo sát cụ thể từng trường hợp hộ nghèo, cận nghèo để có giải pháp giúp đỡ thiết thực và phù hợp. Huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn xã hội hóa nhằm đưa cuộc vận động đi vào thực chất, phát huy hiệu”.