Pleiku: Đối thoại về phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Dự án trạm biến áp 110 kV Trà Đa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 10-7, UBND TP. Pleiku tổ chức buổi đối thoại đối với hộ ông Nguyễn Việt Tiến (tổ 2, phường Trà Bá) về những nội dung liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất thuộc Dự án trạm biến áp 110 kV Trà Đa.
Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Bá Bính

Quang cảnh buổi đối thoại. Ảnh: Bá Bính

Để phục vụ Dự án xây dựng trạm biến áp 110 kV Trà Đa và đấu nối, TP. Pleiku tiến hành thu hồi hơn 7.697 m2 đất của 23 hộ dân. Trong đó, hộ ông Nguyễn Việt Tiến có đất thuộc diện thu hồi tại thôn 2 (xã Biển Hồ) với tổng diện tích thu hồi gồm 42,25 m2 đất trồng cây lâu năm và 3.122 m2 đất trồng cây lâu năm ảnh hưởng đến hành lang tuyến.

Phương án bồi thường, hỗ trợ đã được UBND TP. Pleiku áp dụng phê duyệt theo Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 16-12-2022 của UBND TP. Pleiku với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ hơn 601 triệu đồng gồm: bồi thường về đất, vật kiến trúc, cây cối hoa màu và các chính sách hỗ trợ.

Tại buổi đối thoại, gia đình ông Tiến đã thống nhất chủ trương triển khai dự án và diện tích thu hồi, diện tích đất ảnh hưởng hành lang tuyến điện. Tuy nhiên, gia đình ông không thống nhất mức giá bồi thường đất, đồng thời đề nghị dịch vị trí móng trụ và đường dây về hướng Bắc 100 m.

Sau khi lắng nghe ý kiến của gia đình, lãnh đạo UBND TP. Pleiku cùng các ngành chức năng liên quan đã giải thích cặn kẽ chế độ bồi thường, hỗ trợ là theo đúng quy định của pháp luật. Các kiến nghị của gia đình là không có cơ sở. Vì vậy, lãnh đạo UBND TP. Pleiku đã thống nhất giao cho ngành chức năng tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ lập phương án cưỡng chế thu hồi trình UBND thành phố xem xét, chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null