Ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh: Tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý thuế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tháng 2-2024, Tổng cục Thuế đã triển khai bản đồ số hộ kinh doanh tại tất cả các cục thuế tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc vận hành ứng dụng này góp phần tăng tính công khai, minh bạch và phục vụ hiệu quả công tác quản lý thuế nhà nước.

Bản đồ số hộ kinh doanh là tập hợp các thông tin đã được mã hóa và lưu trữ dưới dạng số. Các thông tin hiển thị trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh là thông tin phải công khai đối với hộ kinh doanh theo quy định như mã số thuế, họ và tên hộ kinh doanh, ngành nghề, địa chỉ... Từ ngày 1-8-2023, Tổng cục Thuế đã triển khai ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh giai đoạn I tại 5 Cục Thuế: Hà Nội, Bình Định, Long An, Thanh Hóa, Hòa Bình. Từ tháng 2-2024, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai ứng dụng này tại 58 cục thuế còn lại trong cả nước, trong đó có Cục Thuế tỉnh Gia Lai.

Triển khai ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh là nội dung được ngành Thuế quan tâm trong chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Ông Hoàng Phi Dũng-Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực An Khê-Đak Pơ-Kông Chro-cho biết: “Thông qua ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh, cơ quan thuế kiểm tra, giám sát, nắm bắt được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, trạng thái hộ kinh doanh ngay trên môi trường số, góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước. Đồng thời, hộ kinh doanh có thể chủ động tra cứu các thông tin trên ứng dụng. Chính quyền địa phương cũng nắm được tình hình lập bộ thuế khoán, đồng hành với cơ quan thuế giám sát, quản lý nguồn thu”.

Hộ kinh doanh chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng Etax Mobile để truy cập, tra cứu các thông tin được đăng tải trên bản đồ số hộ kinh doanh. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho người nộp thuế mà còn tăng tính công khai, minh bạch trong môi trường sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Ông Cáp Thái An-Trưởng phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác (Cục Thuế tỉnh) thông tin: “Toàn tỉnh có tổng cộng 19.684 hộ kinh doanh lập bộ đầu năm 2024. Tất cả thông tin của hộ kinh doanh được hiển thị công khai theo quy định trên bản đồ số sẽ hỗ trợ cơ quan thuế quản lý người nộp thuế một cách trực quan, nắm bắt tốt địa bàn, chống sót hộ, chống thất thu ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng dự toán đối với hộ kinh doanh”.

Trong tháng 2-2024, Tổng cục Thuế triển khai ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh tại 58 cục thuế, trong đó có Cục Thuế tỉnh Gia Lai. Ảnh: S.C

Trong tháng 2-2024, Tổng cục Thuế triển khai ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh tại 58 cục thuế, trong đó có Cục Thuế tỉnh Gia Lai. Ảnh: S.C

Thực hiện Công văn số 95/BTC-TCT ngày 4-1-2024 của Bộ Tài chính về việc chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Cục Thuế tỉnh đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, đảm bảo đưa vào diện quản lý đầy đủ các hộ kinh doanh thực tế hoạt động trên địa bàn, tránh thất thu về đối tượng và doanh thu kinh doanh.

Trong đó, tập trung vào các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình quản lý, công khai, minh bạch thông tin quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh. Đồng thời, tích cực triển khai rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế của chủ hộ kinh doanh để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Liên quan đến nội dung này, bà Phạm Thị Bích-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Pleiku-cho biết: “Việc rà soát, chuẩn hóa thông tin hộ kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho việc triển khai ứng dụng bản đồ số, đồng thời thực hiện nhiệm vụ Đề án 06. Chi cục Thuế phối hợp với Công an TP. Pleiku cũng như chủ động liên hệ trực tiếp với người nộp thuế để rà soát, cập nhật thông tin. Đến nay, Chi cục Thuế đã rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế trên 14.200 hộ kinh doanh, chỉ còn 252 trường hợp đang tiếp tục rà soát, chuẩn hóa thông tin”.

Theo thống kê của Cục Thuế tỉnh, tính đến tháng 2-2024, toàn ngành Thuế tỉnh đã thực hiện rà soát, chuẩn hóa thông tin tổng thể đạt 86%. Trong đó, người nộp thuế qua cơ quan chi trả thu nhập đạt tỷ lệ 85%, người phụ thuộc qua cơ quan chi trả thu nhập đạt tỷ lệ 79%, hộ kinh doanh đạt tỷ lệ 96%, người nộp thuế khác đạt tỷ lệ 85%.

Bên cạnh việc triển khai ứng dụng bản đồ số hộ kinh doanh, Cục Thuế tỉnh và các chi cục thuế trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn hộ kinh doanh các kỹ năng số cơ bản như sử dụng internet, email, mua bán trực tuyến, sử dụng hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký thuế điện tử, khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, khai thác thông tin và phản hồi thông tin trên bản đồ số hộ kinh doanh; hỗ trợ hộ kinh doanh tham gia toàn diện vào lộ trình chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.