Gia Lai: Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Gia Lai sẽ triển khai trong năm 2024 để tăng hiệu quả thu hút đầu tư.

Từng bước hoàn thiện hạ tầng

Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) được thành lập theo Quyết định số 139/2001/QĐ-TTg ngày 21-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 41.515 ha, nằm trên địa bàn các xã: Ia Kla, Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty.

Đến nay, Khu Kinh tế mới chỉ quy hoạch chi tiết 2 khu chức năng đặc thù là khu trung tâm với diện tích 155,12 ha và khu công nghiệp với diện tích 210,1 ha. Tại đây đang có 36 nhà đầu tư triển khai thực hiện 40 dự án (chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho bãi) với tổng vốn đăng ký 643,87 tỷ đồng.

Để từng bước hoàn thiện hạ tầng Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh, tháng 7-2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 238/NQ-HĐND điều chỉnh khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 388/NQ-HĐND ngày 17-6-2021 của HĐND tỉnh về quy mô Dự án hạ tầng Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh.

Cụ thể, Khu Kinh tế sẽ được đầu tư xây dựng 6 tuyến đường giao thông và cải tạo 3 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 2.564 m (theo Nghị quyết số 388/NQ-HĐND là 18 tuyến đường với tổng chiều dài 7.181 m), kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa.

Bên cạnh đó, xây dựng các hạng mục: bó vỉa, đan rãnh, hệ thống thoát nước, hệ thống an toàn giao thông hoàn chỉnh, hệ thống cấp điện, cây xanh...

Tập kết điều tại Công ty TNHH một thành viên Quang Sáng (Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh). Ảnh: H.D

Tập kết điều tại Công ty TNHH một thành viên Quang Sáng (Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh). Ảnh: H.D

Ông Nguyễn Như Trình-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh-cho biết: “Ban đang hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp nhận, xem xét các hồ sơ dự án của nhà đầu tư đảm bảo năng lực tài chính, có nhu cầu đầu tư vào đây thông qua quy trình đấu giá lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, Ban phối hợp với UBND huyện Đức Cơ triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở, đất thương mại dịch vụ tại khu trung tâm Khu Kinh tế Cửa khẩu”.

Nằm ở vị trí khá thuận lợi nên Khu Công nghiệp Nam Pleiku được khá nhiều nhà đầu tư để mắt. Hiện khu công nghiệp này đã có 10 nhà đầu tư đăng ký thuê hơn 60 ha đất (chiếm gần 50% diện tích cho thuê đất) và đã có một số nhà đầu tư lớn đặt cọc giữ chỗ. Tuy nhiên, dự án vẫn còn vướng mắc phần đấu nối đường ra và hệ thống cống xả thải sau xử lý.

“Ban tiếp tục phối hợp với chủ đầu tư, các địa phương và đơn vị có liên quan để tháo gỡ vướng mắc; theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp này nhằm đủ điều kiện tiếp nhận dự án của nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào đây”-Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cho hay.

Đối với Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku), điều thuận lợi là hạ tầng đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, thời gian xây dựng khá lâu cũng khiến nhiều hạng mục xuống cấp hoặc không còn đủ năng lực phục vụ cho sự phát triển quy mô của các doanh nghiệp đang hoạt động tại đây.

Ông Hồ Sỹ Sáu-Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood Cao Nguyên-kiến nghị: “Chúng tôi mong đơn vị quản lý nâng năng lực cấp nước tại Khu Công nghiệp Trà Đa lên khoảng 800 m3 mỗi ngày để có thể đáp ứng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. Chúng tôi dự kiến sắp tới nâng công suất nhà máy lên khoảng 30% nhưng với lượng nước như hiện tại là không đủ”.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Như Trình, năm 2024, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tiếp tục đồng hành hỗ trợ, xử lý hoặc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp sau khi kiểm tra các dự án tại Khu Công nghiệp Trà Đa, Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh; đề xuất giải pháp chấn chỉnh hoạt động đầu tư các dự án, tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư có năng lực thật sự.

Đồng thời, Ban sẽ tiến hành rà soát, thu hồi đối với trường hợp thuê đất nhưng không đưa đất hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nhằm tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Đặc biệt, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế để tăng hiệu quả thu hút đầu tư.

Một góc Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy

Một góc Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Hà Duy

Được biết, năm 2023, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu kinh tế vẫn khá ổn định, một số chỉ tiêu quan trọng có mức tăng trưởng khá. Khu Công nghiệp Trà Đa hiện có 63 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.590,8 tỷ đồng.

Trong năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.010,9 tỷ đồng, tăng 81,1% so với năm 2022; tổng doanh thu thuần đạt 5.928,8 tỷ đồng, tăng 53,1% so với năm 2022; doanh thu công nghiệp đạt 5.161,7 tỷ đồng, tăng 46,9% so với năm 2022. Các doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước 171,2 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2022.

Còn tại Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh, năm 2023, doanh thu thuần của các doanh nghiệp ước đạt 610,023 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2022; kim ngạch xuất-nhập khẩu đạt 135,47 triệu USD, tăng 4,7% so với năm 2022; thu ngân sách nhà nước do lực lượng Hải quan thực hiện đạt 22,33 tỷ đồng, tăng 41,33% so với năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.