Quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông nhất thế giới kêu gọi tẩy chay Israel

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Sắc lệnh tôn giáo của Hội đồng Ulema Indonesia, gọi tắt là MUI, kêu gọi các tín đồ Hồi giáo ở nước này ủng hộ cuộc đấu tranh của người Palestine chống lại “sự xâm lược của Israel”, đồng thời tuyên bố rằng sự ủng hộ dành cho Israel sẽ bị coi là Har Har, nghĩa là chống lại luật Hồi giáo.
Tổ chức Hồi giáo Indonesia kêu gọi tẩy chay hàng hóa và dịch vụ Israel. Ảnh: EPA

Tổ chức Hồi giáo Indonesia kêu gọi tẩy chay hàng hóa và dịch vụ Israel. Ảnh: EPA

“MUI kêu gọi từng người Hồi giáo tránh tối đa những giao dịch và sản phẩm Israel, những sản phẩm liên quan đến Israel, cũng như những người ủng hộ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Do Thái”, ông Asrorun Niam Sholeh, một người điều hành của hội đồng, nói với báo chí ngày 10/11.

“Chúng tôi không thể hỗ trợ bên đang có xung đột với Palestine, bao gồm cả việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hành vi giết người Palestine”, ông Sholeh nói.

Fatwa mới nhất của MUI được đưa ra cùng chiến dịch rộng khắp ở Trung Đông kêu gọi tẩy chay các thương hiệu phương Tây khi chính phủ của họ hỗ trợ Israel tấn công dữ dội vào Dải Gaza.

Là nước ủng hộ trung thành với nỗ lực giành độc lập của nhân dân Palestine, Indonesia kêu gọi cần có một nghị quyết về cuộc xung đột dựa trên tiêu chuẩn được Liên Hợp Quốc chấp thuận, bao gồm một giải pháp hai nhà nước.

Đại Giáo chủ Ali Khamenei kêu gọi các quốc gia Hồi giáo “tẩy chay” Israel, nhất là ngừng xuất khẩu dầu khí và thực phẩm đến Israel nhằm buộc nước này chấm dứt các cuộc đánh bom vào dải Gaza.

6 quốc gia châu Á có dân số Hồi giáo lớn nhất là: Indonesia (203 triệu người), Pakistan (174 triệu), Ấn Độ (161 triệu), Bangladesh (145 triệu), Iran (74 triệu) và Thổ Nhĩ Kỳ (74 triệu). 6 quốc gia này là nơi sinh sống của khoảng 85% dân số Hồi giáo ở châu Á và hơn một nửa (53%) dân số Hồi giáo toàn cầu.

Khoảng một nửa dân số Hồi giáo ở Châu Á sống ở Nam Á (50%) và phần còn lại được chia đều giữa Đông Nam Á (26%) và Trung Tây Á (24%). Tuy nhiên, rất ít người Hồi giáo sống ở Thái Bình Dương (<1%).

Indonesia là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới (203 triệu người); khoảng 13% tổng số người Hồi giáo trên thế giới sống ở Indonesia. Dân số Hồi giáo của Indonesia chiếm khoảng 80% tổng số người Hồi giáo sống ở Đông Nam Á.

Không chỉ cộng đồng theo đạo Hồi, các nước khác ở khắp thế giới cũng đã kịch liệt phản đối hành động Israel tấn công Dải Gaza làm chết nhiều dân thường và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở đây.

Bất chấp sự phản đối của dư luận thế giới, Mỹ ban hành đạo luật ra sức bảo vệ đồng minh Ten Aviv.

Có thể bạn quan tâm

Các đồn Biên phòng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Các đồn Biên phòng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), các đồn Biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao và tặng quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung: Sớm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án của THACO AGRI

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung: Sớm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án của THACO AGRI

(GLO)- Chiều 17-12, đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Nông nghiệp Trường Hải (THACO AGRI) và Công ty TNHH Chăn nuôi bò Trung Nguyên (thuộc Tập đoàn THACO AGRI) để tìm hiểu các dự án triển khai tại huyện Chư Prông.

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc cấp giấy CNQSDĐ cho đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc cấp giấy CNQSDĐ cho đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

(GLO)-Chiều 16-12, tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Đoàn giám sát HĐND thực hiện giám sát Sở TN-MT, Ban Dân tộc tỉnh về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.