Mô hình cà phê gây quỹ giúp hộ nghèo Gia Lai phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ những mảnh đất trống, nhân dân xã Glar, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã đồng lòng, chung sức cùng nhau canh tác cà phê để tạo nguồn thu cho các hoạt động cộng đồng.
Người dân xã Glar, huyện Đak Đoa (Gia Lai) chăm sóc vườn cà phê gây quỹ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Người dân xã Glar, huyện Đak Đoa (Gia Lai) chăm sóc vườn cà phê gây quỹ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Mô hình này được duy trì và phát triển trong nhiều năm qua, mang lại hiệu quả thiết thực cho 9 thôn, làng của xã. Với diện tích gần 15 ha, mô hình này thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ bán sản phẩm cà phê, đã giúp nhiều hộ nghèo của xã có điều kiện phát triển sản xuất và xây dựng các công trình công cộng. Mô hình cà phê gây quỹ được khởi xướng trên diện tích 2,6 ha đất trống của thôn Dơk Rơng vào năm 2008, cho thu nhập từ 200-250 triệu đồng mỗi năm. Nguồn quỹ này được sử dụng cho nhiều mục đích như mua phân bón, tưới tiêu cho cà phê, mua quà tặng cho các hộ nghèo, đóng góp cùng nhà nước làm gần 3km đường giao thông, tu sửa hơn 400m đường nội đồng và xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn. Chia sẻ về mô hình này, ông Wut, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Dơk Rơng cho biết trước đây, việc huy động người dân đóng góp cho các hoạt động chung rất khó khăn vì nghèo khó. Do đó, khi thấy diện tích đất trống của làng rộng, chúng tôi đã vận động người dân trồng cà phê để gây quỹ. Một mặt, để tránh lãng phí quỹ đất, làm sạch bộ mặt thôn, mặt khác lại có nguồn tiền để chi phí chung nên tất cả người dân trong làng đều tích cực hưởng ứng. Để mô hình hoạt động hiệu quả, thôn Dơk Rơng đã giao cho chi hội nông dân quản lý và chia các hộ dân thành 10 tổ theo số lượng nhân khẩu tương ứng; mỗi tổ chăm sóc từ 160 - 200 cây cà phê với nguồn thu tương ứng từ 30 triệu đồng/năm trở lên. Công việc bón phân, tưới nước, làm cỏ hay thu hoạch đều có sự tham gia đầy đủ của các hộ dân. Ngoài ra, các tổ cũng phải cử người thay phiên nhau tuần tra bảo vệ nông sản của tổ mình. Anh Huân-một người dân thôn Dơk Rơng bày tỏ: Mỗi người trong từng tổ đều có ý thức, trách nhiệm, hăng hái tham gia. Hầu như năm nào diện tích cà phê của các tổ cũng đều đạt năng suất cao. Sau khi bán cà phê, tiền chi phí ban đầu được trừ ra, số còn lại sẽ được dùng cho các mục đích chung. Việc sử dụng tiền đều phải được họp thông qua các hộ dân trên tinh thần dân chủ.

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Dơk Rơng ở xã Glar, huyện Đak Đoa (Gia Lai) được xây dựng từ nguồn cà phê gây quỹ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Dơk Rơng ở xã Glar, huyện Đak Đoa (Gia Lai) được xây dựng từ nguồn cà phê gây quỹ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Bí thư Chi bộ thôn Dơk Rơng AMyên hào hứng chia sẻ, từ khi có nguồn thu, thôn đã đầu tư nhiều tiện ích nên sinh hoạt của dân làng cũng tốt hơn trước. Các hộ dân không chỉ giảm bớt được gánh nặng các khoản phí tổ chức lễ, tiệc mà còn có cơ hội thường xuyên được giao lưu văn hóa - thể thao, nâng cao đời sống tinh thần. Từ thành công của mô hình cà phê gây quỹ ở thôn Dơk Rơng, 8 thôn, làng khác trên địa bàn xã Glar đã mạnh dạn học tập và triển khai. Điển hình như làng Ktu, Dôr 1, Dôr 2, Klăh… cũng có kết quả ấn tượng với mô hình này. Từ nguồn quỹ cà phê, tập thể các làng không chỉ sử dụng cho các hoạt động cộng đồng mà còn có nguồn cho những hộ khó khăn vay vốn không tính lãi để phát triển sản xuất và thoát nghèo. Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Glar Y Suôn cho rằng, mô hình trồng cà phê gây quỹ là sự sáng tạo của các thôn, làng. Từ đây, đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong ý thức và tinh thần cầu tiến của người dân. Mô hình này còn gắn kết cộng đồng, giúp họ phát triển kinh tế, chung sức xây dựng các công trình công cộng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển quê hương. Mô hình trồng cà phê gây quỹ của người dân xã Glar, huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) đã minh chúng được hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đây cũng là một ví dụ điển hình về sự đoàn kết, sáng tạo của người dân trong giai đoạn mới. Hy vọng rằng, hiệu quả của mô hình này sẽ được đánh thức và nhân rộng nhiều hơn nữa ở các địa phương khác, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).