Pleiku: Dịch vụ giết mổ gà đắt khách ngày 30 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-Từ 23 tháng Chạp đến nay, dịch vụ giết mổ gà để cúng tất niên, cúng ông Công, Táo ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) luôn đông khách. Giá dịch vụ theo đó tăng cao gấp 1,5 lần, thậm chí chiều 30 Tết tăng gấp 2 đến 3 lần ngày thường nhưng các cơ sở làm dịch vụ này luôn trong tình trạng quá tải. 


Theo ghi nhận của P.V tại hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Pleiku, những nơi bán gà đều có dịch vụ làm lông gà. Mấy ngày giáp Tết, nhất là ngày 30, dịch vụ làm lông, mổ thịt gà rất đông khách, làm không hết việc.

Có mặt từ 4 giờ sáng ngày 30 Tết tại Trung tâm Thương mại Pleiku, chị Nguyễn Thị Thu-người đã 20 năm làm nghề vặt lông gà và vịt ở đây-cho biết: “Năm nào vào ngày 30 Tết, chúng tôi cũng dậy sớm và phải tới gần Giao thừa mới về đến nhà. Ngày cuối cùng trong năm nên đây cũng là lúc nghề vặt lông gà đắt khách, giúp tăng thêm thu nhập”.

Bà Nguyễn Thị Oanh (04A Đồng Tiến, TP. Pleiku) xách 7 con gà đi làm dịch vụ cho hay: “Tôi thuê dịch vụ vặt lông gà ở đường Wừu. Đi từ 5 giờ mà phải đến hơn 7 giờ sáng mới lấy được. Giá công làm gà ngày thường chỉ 10.000 đồng/con nhưng ngày Tết tăng gấp đôi, có chỗ tăng gấp 3 và phải chờ lâu nhưng chấp nhận thôi. Nếu giết mổ gà ở nhà rất mất thời gian, không còn thời gian làm việc khác nữa”.

Theo bà Trần Thị Đen-chủ hàng gà tại Trung tâm Thương mại Pleiku, dịch vụ làm lông gà, vịt có quanh năm, song bắt đầu đông khách từ ngày 23 tháng Chạp. Từ ngày 28 Tết, nhiều gia đình đến đặt mua gà về cất tủ lạnh dùng dần. “Riêng trong ngày 30 Tết năm nay, tôi bán được hơn 300 con gà, vịt. Dịch vụ giết mổ gà, vịt theo đó cũng trong tình trạng quá tải”-bà Đen nói.

 Các hàng bán gà tất bật làm không hết việc với dịch vụ giết mổ gà cúng Tết. Ảnh: Đinh Yến
Các hàng bán gà tất bật làm không hết việc với dịch vụ giết mổ gà cúng Tết. Ảnh: Đinh Yến


Ông Đoàn Văn Hậu (đường Phạm Văn Đồng) mang gà đến dịch vụ giết mổ tại hẻm đường Lý Thái Tổ gần chợ Bà Định chia sẻ: “Ngày Tết, biết dịch vụ giết mổ cao hơn ngày thường nhưng đành chấp nhận. Giá giết mổ thuê 3 con gà là 60.000 đồng nhưng đổi lại là sự nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Hơn nữa, tự làm thì mình không biết kỹ thuật buộc gà cúng sao cho đẹp, ra đây người ta làm bài bản luôn”.

Ở các chợ ven TP. Pleiku, dịch vụ giết mổ gà cũng khá hút khách. Ông Lê Đình Huân-chủ dịch vụ giết mổ gia cầm ở chợ Biển Hồ-cho hay: “5 giờ sáng là có người mang gà đến làm. Ngày này, ai cũng muốn nhanh để lấy gà về làm mâm cơm cúng 30 Tết. Vì thế, vợ chồng tôi làm luôn tay mà vẫn bị chậm. Nhận mổ gà dịp này, mỗi ngày cũng thu cả triệu đồng. Vất vả hơn ngày thường nhưng bù lại thu nhập tăng cao”.

 

 ĐINH YẾN
 

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.