Pleiku: 35 học viên tham gia lớp trồng rau an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sáng 9-11, tại Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Wâu, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Chư Á tổ chức khai giảng lớp dạy nghề trồng rau an toàn cho người dân.

Các học viên được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn. Ảnh: Phạm Ngọc

Các học viên được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn. Ảnh: Phạm Ngọc

Tham gia lớp học có 35 học viên dân tộc thiểu số đại diện các hộ gia đình của làng Wâu và làng Ktu. Trong thời gian 1,5 tháng, các học viên được giảng viên Trường Cao đẳng Gia Lai truyền đạt những kiến thức trồng và chăm sóc các loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình khép kín về trồng rau các nhóm như: rau ăn lá, ăn quả, ăn củ, tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn về kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại. Qua đó, áp dụng vào thực tiễn, nâng cao chất lượng nông sản, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Thông qua lớp học nhằm nâng cao chất lượng các mặt hàng thực phẩm, rau xanh, hướng đến cung cấp rau an toàn, rau sạch cho cộng đồng và phục vụ người dân tại địa phương. Đồng thời, tạo việc làm và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội TP. Pleiku đã mở nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn để trang bị kiến thức, kỹ thuật căn bản trong quá trình sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.