Phụ nữ lớn tuổi hòa nhịp với xã hội số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không chấp nhận bị tụt lại giữa thời đại công nghệ, nhiều phụ nữ lớn tuổi đã hòa nhịp với xã hội số bằng điện thoại thông minh, ví điện tử, ứng dụng y tế, mạng xã hội… 

Dù xuất phát chậm hơn, nhưng với sự chủ động học hỏi và tinh thần cầu thị, các bà, các mẹ vẫn tự tin bắt nhịp cuộc sống số như một cách để sống tích cực, sống độc lập và gần hơn với con cháu.

Theo công nghệ để giữ khách

Ở tuổi 67, bà Nguyễn Thị Hồng (xã Tây Sơn) vẫn khiến nhiều người trầm trồ vì sự minh mẫn và nhanh nhạy hiếm thấy. Buôn bán lâu năm, bà thuộc vanh vách số điện thoại của từng bạn hàng, nhớ rành từng số tài khoản ngân hàng, thậm chí xe nào chở hàng cho mình, bà cũng nhớ rõ cả biển số, không lẫn chiếc nào.

laydothao.jpg
Các cấp Hội Phụ nữ thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ lớn tuổi cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và phù hợp. Ảnh: Đ.T

Từng một thời buôn dưa hấu qua Trung Quốc, bà Hồng là người trực tiếp lập tài khoản ngân hàng, nhận chuyển khoản từ đối tác nước ngoài. “Ra ngân hàng nhờ họ chỉ lần đầu thôi, sau đó tôi tự đổi mật khẩu, tự sử dụng. Cũng dễ mà, miễn mình chịu học”-bà Hồng chia sẻ.

Những ngày buôn dưa rong ruổi khắp nơi giúp bà Hồng hình thành thói quen cẩn thận, rành rẽ chuyện sổ sách, giao dịch - kể cả khi chuyển sang xài công nghệ. Giờ đây, bà Hồng có một quầy bán trái cây ở chợ Dinh (phường Quy Nhơn Đông). Quầy nhỏ nhưng đông khách, phần vì trái cây tươi, phần vì bà “chịu khó cập nhật”.

“Vừa bán vừa tra cứu giá thị trường, vừa nhắn tin xác nhận đơn đặt hàng, tất cả đều bằng chiếc điện thoại thông minh luôn để sẵn bên người. Giờ tụi nhỏ đi chợ cũng xài điện thoại, quét mã, chuyển khoản. Mình không theo là mất khách như chơi”-bà Hồng nói.

Không cần ghi chép rườm rà, mọi giao dịch mua bán đều được bà Hồng nắm gọn trong trí nhớ. Khi cần, bà mở ứng dụng ngân hàng để đối chiếu từng lượt chuyển tiền, tra cứu chính xác số dư, không sai một đồng. Với tinh thần cầu tiến và thái độ sống tích cực, bà là minh chứng sống động cho việc tuổi tác không ngăn được hội nhập, nếu người đó thực sự muốn.

Thành thạo nhưng luôn cảnh giác

Cũng là người chủ động trong hành trình “làm bạn với công nghệ”, bà Nguyễn Thị Minh Tâm (71 tuổi, phường Quy Nhơn) luôn xem chiếc điện thoại thông minh như người bạn thân thiết. Không để bản thân bị lạc hậu, bà mày mò học cách sử dụng từ những thao tác cơ bản, rồi dần thành thạo.

Mỗi sáng, sau khi tưới vườn hoa lan, bà Tâm mở điện thoại đọc tin tức - đặc biệt quan tâm đến tình hình trong nước, quốc tế, cả diễn biến chiến sự Nga - Ukraine. Chiều đến, bà gọi video trò chuyện với con cháu ở xa, thỉnh thoảng lên mạng đặt vài món đồ cần dùng. Bà cũng thường xuyên tra cứu thông tin dinh dưỡng, vận động, rồi tự điều chỉnh thói quen sống cho phù hợp.

Không chỉ đọc báo hay mua hàng online, bà Tâm còn dùng điện thoại để thanh toán tiền điện, nước, theo dõi đơn thuốc và kết quả khám bệnh qua các ứng dụng y tế. Có điều gì chưa hiểu, bà hỏi ngay các bạn trẻ đang thuê trọ trong nhà - những người bà xem như con cháu. Bà cười bảo: “Biết ít còn hơn không biết. Mà không biết thì hỏi, dù là người cao tuổi nhưng phải luôn cầu thị, đừng tự ái”.

laythem.jpg
Bà Nguyễn Thị Hồng kiểm tra nhật ký chuyển khoản để quản lý thu chi trong ngày. Ảnh: Đ.T

Cẩn thận và ngăn nắp, bà Tâm ghi lại mật khẩu, cách sử dụng các ứng dụng vào sổ tay để không quên - cũng để có thể chỉ lại cho người khác khi cần. Ở tuổi ngoài 70, bà Tâm vẫn sống một mình nhưng không cô đơn, vì bà đã chọn cách sống chủ động, hiện đại và hòa mình vào nhịp sống mới từng ngày.

Dùng thành thạo nhưng luôn tỉnh táo - đó là cách bà Võ Thị Huy (72 tuổi, phường Hoài Nhơn) tiếp cận công nghệ. Từ ngày được con trai tặng điện thoại thông minh, bà học cách dùng Zalo, Facebook để liên lạc, cập nhật tin tức.

Thế nhưng, trái với vẻ ngoài “rành công nghệ”, bà Huy luôn giữ sự cảnh giác. Với bà, dùng điện thoại không chỉ là bắt nhịp thời đại, mà còn là một kỹ năng sống cần được rèn luyện và sử dụng có trách nhiệm. Nghe chuyện bạn bè bị lừa qua cuộc gọi giả danh CA hay tin nhắn trúng thưởng, bà nhờ con chỉ cách nhận biết và chặn số lạ. Các ứng dụng ngân hàng, bà đều cài xác thực hai lớp, tuyệt đối không chia sẻ mã OTP hay mật khẩu.

Bà Huy chia sẻ: “Điện thoại thông minh thì tiện, nhưng cũng dễ bị lừa gạt, tôi là người cao tuổi, ít nhanh nhạy nên phải cẩn thận nhiều hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

Nhà trọ “cháy” phòng, hàng quán tăng khách sau sáp nhập

(GLO) - Chỉ hơn một tuần sau khi tỉnh Gia Lai và Bình Định sáp nhập thành tỉnh Gia Lai mới, nhiều khu vực trung tâm phường Quy Nhơn đã ghi nhận sự gia tăng rõ rệt về mật độ dân cư. Các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vận chuyển... cũng trở nên sôi động hơn, tạo nên bức tranh nhộn nhịp chưa từng thấy.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Ngọc Quý thăm, tặng quà các gia đình chính sách

(GLO)- Chiều 8-7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), ông Đinh Ngọc Quý-Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa-Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đến thăm, tặng quà 10 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên địa bàn phường Hội Phú.

Chung tay chăm lo sức khỏe và tiếp sức học trò vùng biên

Chung tay chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biên

(GLO)- Sáng 6-7, tại xã Ia Pnôn (tỉnh Gia Lai), Đồn Biên phòng Ia Pnôn phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân và trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vùng biên. 

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

(GLO)- Ngày 5-7, sau ca phẫu thuật nối bàn chân phải bị đứt lìa, bệnh nhân Xuăk (làng Trek, xã Kdang) đã tỉnh táo, giao tiếp tốt. Dù còn đau đớn nhưng nhìn bàn chân được nối thành công bước đầu, chị Xuăk vô cùng cảm kích tấm lòng đồng hành vì người bệnh của các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

null