Phổ biến quy định kiểm dịch thực vật trên cây trồng xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 3-10, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Cục Bảo vệ thực vật) tổ chức tập huấn “phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với cây chuối, sầu riêng và chanh dây xuất khẩu của tỉnh sang thị trường Trung Quốc và các nước"
Quang cảnh lớp tập huấn phổ biến những quy định kiểm dịch chuối, sầu riêng, chanh dây xuất khẩu sang thị trường các nước. Ảnh: Nguyễn Diệp

Quang cảnh lớp tập huấn phổ biến những quy định kiểm dịch chuối, sầu riêng, chanh dây xuất khẩu sang thị trường các nước. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trong thời gian 3 ngày (từ ngày 3 đến 5-10), học viên của một số doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hội trên địa bàn tỉnh sẽ được lãnh đạo Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II phổ biến những quy định chung về kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu; hướng dẫn triển khai cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Giới thiệu nghị định thư xuất khẩu chuối, chanh dây và sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, nhất là cách nhận biết các loài sinh vật gây hại bị cấm trên 3 loại cây trồng trên. Quy trình kiểm tra sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói và giám sát sinh vật gây hại tại vườn; kiểm tra trực tuyến mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; phần mềm quản lý cơ sở đóng gói…; đồng thời, kiểm tra thực tế tại một số vùng trồng và cơ sở đóng gói chuối, sầu riêng, chanh dây.

Sầu riêng đang là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Diệp

Sầu riêng đang là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đến nay, Gia Lai đã được cấp 190 mã số vùng trồng với diện tích 8.974,4 ha cây trồng các loại cùng 32 cơ sở đóng gói nông sản với công suất 1.245-1.395 tấn quả tươi/ngày xuất khẩu sang các thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, Hoa Kỳ…Trong đó, sầu riêng có 41 mã vùng trồng, chuối 26 mã và chanh dây là 32 mã. Đây là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hội của tỉnh thực hiện đúng quy định của nước nhập khẩu nhằm nâng cao giá trị và chất lượng sản nông sản xuất khẩu trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

null