Phê duyệt đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 63/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Gia Lai thời kỳ 2023-2030, định hướng đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu của đề án là phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh có năng lực cạnh tranh trong vùng, đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế-xã hội và môi trường; đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh, trong vùng và xuất khẩu hiệu quả; đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm giá trị cao, thân thiện với môi trường. Ngành vật liệu xây dựng sẽ phát triển với công nghệ sản xuất đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, cải tạo công nghệ hoặc dừng sản xuất đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng và gây ô nhiễm môi trường theo quy định.

Sản xuất gạch không nung tại Nhà máy gạch ngói không nung Tiến Minh Gia Lai (Cụm CN Diên Phú, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy
Sản xuất gạch không nung tại Nhà máy gạch ngói không nung Tiến Minh Gia Lai (Cụm CN Diên Phú, TP. Pleiku). Ảnh: Hà Duy

Tỉnh sẽ ưu tiên các dự án, chuỗi dự án sản xuất vật liệu xây dựng tập trung tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại, tỷ lệ nội địa hóa cao về thiết bị trong sản xuất. Gia Lai phấn đấu đến năm 2030, ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; định hướng đến năm 2050, ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh được tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất và trở thành ngành công nghiệp xanh, bền vững.

Đề án đề ra một số giải pháp quan trọng để phát triển vật liệu xây dựng, như: phân cấp rõ ràng để tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi các văn bản pháp luật khuyến khích nâng cấp, chuyển đổi công nghệ mới để tăng năng suất, chất lượng.

Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, việc thực hiện kiểm soát các chỉ tiêu phát thải môi trường; khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng, đổi mới công nghệ sản xuất; khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.