Sản xuất gạch không nung tại Nhà máy Gạch ngói không nung Tiến Minh Gia Lai (Cụm công nghiệp Diên Phú, TP. Pleiku). Ảnh Hà Duy |
Theo Quyết định, nhiệm vụ của Đề án gồm: điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất các sản phẩm VLXD trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá tình hình, kết quả phát triển ngành sản xuất VLXD; ước tính sản lượng sản xuất, nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm VLXD trên địa bàn tỉnh và dự báo trong giai đoạn 2023-2030; xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các loại sản phẩm VLXD trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2023-2030, định hướng đến năm 2050; xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy, chuyển đổi công nghệ sản xuất VLXD theo hướng hiện đại, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, thân thiện với môi trường; định hướng phát triển sản xuất một số sản phẩm VLXD trên cơ sở tiềm năng, điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh.
Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2030, ngành sản xuất VLXD của tỉnh đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại; tăng cường ứng dụng cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất VLXD đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, định hướng đến năm 2050, phấn đấu ngành sản xuất VLXD của tỉnh đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quá trình sản xuất và trở thành ngành công nghiệp thân thiện với môi trường; thu hút lực lượng lớn lao động; loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Dự toán kinh phí triển khai Đề án là 636 triệu đồng, lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế năm 2023; tiến độ thực hiện trong năm 2023.